Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Thương hiệu, một tài sản của doanh nghiệp dễ bị “bắt cóc” nhưng lại hay bị lãng quên. Dù đã được cảnh tỉnh bởi các cơ quan chức năng nhưng vì tính chủ quan nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tốn không ít chi phí và công sức để giành lại thương hiệu vốn thuộc về mình. Vấn đề này không ngoại trừ một thương hiệu lớn hay nhỏ nào, Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc là những thương hiệu “anh cả” đã được nếm trải bài học “đắt giá” về thương hiệu.
Thật giả ra sao, cùng tìm hiểu những trường hợp dở khóc, dở cười qua các câu chuyện đánh mất thương hiệu của các thương hiệu Việt sau đây.
Theo dòng trào lưu, anh cả trong ngành cà phê “Trung Nguyên” cũng có mặt trong câu chuyện “mất thương hiệu” vì quên đăng ký.
Năm 2000, Cafe Trung Nguyên đã bị một công ty có tên là Rice Field ở Mỹ giành quyền sở hữu thương hiệu bằng cách đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu “Cafe Trung Nguyên” tại Mỹ và tổ chức bảo hộ trí tuệ thế giới WIPO trước khi cha đẻ của nó kịp làm việc này. Vậy là thay bằng việc đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình tại Mỹ, Cafe Trung Nguyên đã buộc phải mua lại thương hiệu của chính mình bằng giá trên trời để đưa lại thương hiệu về với chủ và tiếp tục quá trình chinh phục thị trường cafe Mỹ.
Trung nguyên dẫn đầu trong phong trào đánh mất thương hiệu.
Hậu quả để lại cho Trung Nguyên, không những quá trình đầu tư kinh doanh vào thị trường Mỹ bị chậm lại 2 năm trời để thương thảo lấy lại thương hiệu, mà con đường chinh phục các quốc gia khác của Trung Nguyên cũng vì vấn đề này mà bị hoãn lại 2 năm, thiệt hại về cả thời gian lẫn tiền bạc.
Bài học xương máu được rút ra từ Trung Nguyên, xây dựng thương hiệu là tốt nhưng đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.
Đọc thêm: Không đăng ký nhãn hiệu - Rủi ro gì cho doanh nghiệp khi kinh doanh
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) đánh cắp tại Lào và Campuchia và chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.
Vinataba mất tỷ đồng để chuộc thương hiệu.
Vinataba đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24/1/2003, họ đã giành lại được tên tại Lào.
Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Chi phí đòi lại thương hiệu tại Campuchia là 1.500 USD.
Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền - bí quyết bảo vệ tài sản doanh nghiệp
Cũng tại Indonesia, với nổ lực không ngừng nghỉ của mình, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra (một công ty khác của Indonesia) không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba.
Đối với một nhà sản xuất lớn mà không có thương hiệu thì không thể bán hàng được. Cho nên hiện nay có những sản phẩm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mặc dù chưa ra đời như "Vinacigar" nhưng đã đăng ký thương hiệu.
Một trường hợp khác, nước mắm Phú Quốc bị Công ty Viet Huong Fishsauce - Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.
Nước mắm phú Quốc xém mất thương hiệu tại trời Mỹ và Châu Âu.
Năm 1982, Công ty Viet Huong Fishsauce tại Mỹ đã được cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại nước này cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc. Sau đó, công ty này lần lượt đăng ký nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở châu Âu và Úc. Cũng vào năm 2006, công ty Việt Hương ở Hong Kong đã được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc.
Sau 3 năm thực hiện các thủ tục, mới đây, thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) được Ủy ban châu Âu (EC) cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên hiệp châu Âu (EU). Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc, cho biết với chứng nhận bảo hộ này, sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.
Theo tin từ bà Tịnh, hiện hội đang chuẩn bị kiện các nhà sản xuất nước mắm ở Thái Lan làm giả nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bán ở châu Âu. Các nhà sản xuất ở Thái Lan chưa đăng ký độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại thị trường nào, kể cả tại Thái Lan. Song song đó, hội cũng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu nước mắm Phú Quốc tại các thị trường Thái Lan, Hồng Kông.
Đọc thêm: Điều kiện để có quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là gì?
Thật ra, Incombank từng là tên cũ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Vào ngày 15/4/2008, vì một sự cố hy hữu mà cái tên Incombank đã được ngân hàng này đổi thành Viettinbank như ngày nay.
Incombank phải đổi tên thành Vietcombank là vì đâu?
Lý do của sự kiện này xuất phát từ sự chủ quan của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nhằm xây dựng thương hiệu chuẩn được bảo hộ và đăng ký toàn cầu với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), lãnh đạo Incombank ký hợp đồng với Công ty Richard Moore của Mỹ tiến hành việc xây dựng thương hiệu. Đến lúc này mới biết thương hiệu Incombank đã được một ngân hàng ở Nga đăng ký và được bảo hộ ở 29 quốc gia. Việc phải thay tên đổi họ này không chỉ tốn kém kinh phí mà còn tổn thất về lòng tin của khách hàng. Phải mất một khoảng thời gian Vietinbank mới xây dựng được uy tín như Incombank.
Một câu chuyện khá oái ăm xảy ra với Công ty Vinamit. Một ngày đẹp trời năm 2008, ông Nguyễn Lâm Viên được dịch vụ theo dõi thương hiệu tại Trung Quốc báo tin, thương hiệu Đức Thành viết bằng chữ Trung Quốc đã được một đối tác Trung Quốc đăng ký. Năm 1997, Vinamit đã đăng ký thương hiệu Đức Thành bằng Tiếng Việt nhưng chưa đăng ký bằng tiếng Trung Quốc.
Vinamit đối tác và đối thủ khoảng cách không xa.
Những năm trước, Vinamit mở rộng xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, đưa các sản phẩm vào những hệ thống siêu thị lớn tại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này khiến những nhà phân phối tiểu ngạch bị ảnh hưởng, trong khi Vinamit vẫn tiếp tục làm ăn với họ.
Không bằng lòng với Vinamit, đối tác phân phối Xie Hong Yi đã sản xuất hàng và lấy thương hiệu Vinamit. Bao bì, sản phẩm đều không khác biệt nhiều. Thậm chí họ giữ nguyên cả số điện thoại của Công ty tại Bình Dương trên bao bì của mình. Sau đó công ty này bỏ mối cho những bạn hàng lâu năm của Vinamit là Li Hong. Chính Li Hong đem những sản phẩm Vinamit giả vào hệ thống siêu thị chào hàng với giá thấp hơn nhưng bị từ chối.
Quay trở lại câu chuyện thương hiệu, đến năm 2011, hệ thống Wal-Mart tại Trung Quốc không dám nhận sản phẩm “thuần” Đức Thành vì thương hiệu này đã được đăng ký sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Đồng thời, đã đề nghị ông Viên đổi tên sản phẩm là Vinamit vì không thể lấy sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc nhưng cũng không dám bán hàng của Đức Thành.
Đọc thêm: Tra cứu nhãn hiệu - cách để biết nhãn hiệu của có bạn độc quyền?
Nhưng lại thật éo le khi sản phẩm mang thương hiệu mới Vinamit lúc bấy giờ lại khó cạnh tranh với hàng nhái, vì người Trung Quốc không nhớ đến thương hiệu Vinamit mà chỉ nhớ Đức Thành.
Ông Viên thuê luật sư Trung Quốc và bắt đầu tìm hiểu Luật Sở hữu Trí tuệ tại Trung Quốc. Sau 2 lần tòa xử thắng cho doanh nghiệp Trung Quốc, ông Viên kiên trì chứng minh trong phiên tòa thứ ba. Cuối cùng, Vinamit chiến thắng, thương hiệu Đức Thành của Công ty Vinamit Việt Nam đã hiên ngang trở lại Trung Quốc.
Tóm lại, thương hiệu là cả tài sản của một doanh nghiệp, chậm trễ một phút thôi cũng đủ để khiến công sức xây dựng mấy chục năm trời tan thành mây khói. Do vậy, thông qua câu chuyện đánh mất thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận định sớm và đúng đắn tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phòng những hậu quả đáng tiếc về sau.
Vui lòng liên hệ để được tra cứu và tư vấn đăng ký thương hiệu:
HOTLINE tư vấn miễn phí: 096 191 4328
Email: ipsupport@asokalaw.vn