• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Đăng ký bản quyền chương trình máy tính mới nhất 2023

Thủ tục đăng ký bản quyền chương trình máy tính có nhiều điểm mới được cập nhật theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành.

CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) định nghĩa chương trình máy tính là “tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể”.

Pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có quy định rằng chương trình máy tính không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo khoản 2 Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là “SHTT”) mà là đối tượng được quyền tác giả bảo hộ (theo điểm m khoản 1 Điều 14 Luật này).

Các quy định về bảo hộ chương trình máy tính theo các hiệp ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về cơ bản tương đồng. Chương trình máy tính (dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy) đều được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả mà không bảo hộ dưới dạng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Như đã phân tích ở trên, chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả nên thủ tục đăng ký bảo hộ cho chương trình máy tính cũng sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục, hồ sơ như một tác phẩm.

Ai được quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình máy tính?

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp nộp hồ sơ; hoặc:
  • Ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ.

(theo khoản 1 Điều 50 Luật SHTT)

Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nước ngoài, sẽ có hai trường hợp như sau:

  • Nếu cá nhân thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Nếu nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

(Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP)

Đăng ký bản quyền chương trình máy tính mới nhất 2023

Minh hoạ quy trình đăng ký bản quyền chương trình máy tính

Xem thêm: Hướng dẫn bảo vệ bản quyền thông qua Google

THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

  • ​Tờ khai đăng ký quyền tác giả do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định (Mẫu số 3 tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL).
  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm,; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.

Lưu ý: Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả  ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

  • 02 (hai) bản sao chương trình máy tính (Đĩa CD ghi nội dung phần mềm; Bản viết trên giấy mô tả phần mềm; Bộ code phần mềm máy tính);
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp tổ chức có quyền nộp hồ sơ ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc)
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả: Văn bản đồng ý của các đồng tác giả;
  • Trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung: Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu.

Các tài liệu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

(theo khoản 2 Điều 50 Luật SHTT).

Đăng ký bản quyền chương trình máy tính mới nhất 2023

Văn bằng quyền tác giả chương trình máy tính do Asoka IP đăng ký thành công cho chủ sở hữu

THỜI GIAN XÉT DUYỆT CẤP VĂN BẰNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH 

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

(theo Điều 52 Luật SHTT)

LỆ PHÍ CẤP VĂN BẰNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính là 600.000 đồng.

Đối với trường hợp xin cấp lại Giấy chứng nhận thì mức thu bằng 50% mức thu lần đầu.

CÓ CẦN THIẾT PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH?

Đăng ký bản quyền chương trình máy tính không phải là một thủ tục bắt buộc nhằm xác nhận tác giả, chủ sở hữu là bên có quyền đối với chương trình máy tính mà mình tạo ra hoặc sở hữu. Bởi bản chất của quyền tác giả là tự động, phát sinh ngay tại thời điểm chương trình máy tính được sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, như trên giấy, trên máy tính, trên đĩa CD, trên usb lưu trữ. Tuy nhiên, đây là một thủ tục hữu ích và thuận tiện nhất cho tác giả, chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra. Lý do: Luật Sở Hữu Trí Tuệ có quy định về việc "giả định về quyền tác giả, quyền liên quan", nghĩa là:

"Trong các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự về quyền tác giả và quyền liên quan, nếu không có chứng cứ ngược lại thì quyền tác giả, quyền liên quan được giả định như sau:

1. Cá nhân, tổ chức được nêu tên theo cách thông thường là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh, nhà xuất bản được coi là chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó;

2. Nêu tên theo cách thông thường quy định tại khoản 1 Điều này được hiểu là được nêu tên trên bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có) hoặc trên các bản sao tương ứng được công bố hợp pháp trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại;

3. Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng quyền tác giả hoặc quyền liên quan tương ứng."

(theo Điều 198a Luật SHTT)

Như vậy, có thể thấy, việc đăng ký quyền tác giả để Cục Bản Quyền Tác Giả ghi nhận thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền đối với chương trình máy tính do mình sáng tạo, sở hữu là một thủ tục thiết thực, hữu ích giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng phức tạp như hiện nay.

ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH Ở ĐÂU?

Asoka IP Law là một tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được ghi nhận bởi Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam. 

Chúng tôi có đội ngũ luật sư và chuyên viên kinh nghiệm, chuyên sâu tại lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Asoka IP Law đã đại diện đăng ký, xử lý và hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đăng ký bản quyền chương trình máy tính thành công. 

Các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký bản quyền chương trình máy tính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, vui lòng liên hệ đến Asoka IP Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.


Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: