• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu công nghiệp

Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...

Định giá thương hiệu tại Việt Nam dựa trên cơ sở nào?

Với nhiều bước tiến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc định giá thương hiệu. Vậy muốn định giá thương hiệu của doanh nghiệp, cần dựa trên các cơ sở nào?

Định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn là một vùng xám gây nhiều tranh cãi. Mặc dù Luật Doanh Nghiệp hiện nay đã cho phép góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng để định giá được tài sản đó giá trị bao nhiêu thì không phải là vấn đề đơn giản.

 

Điều kiện nhằm xác định giá trị của thương hiệu 

Thương hiệu, hay còn gọi là nhãn hiệu, là một loại tài sản vô hình, thuộc định nghĩa của Tiêu chuẩn thẩm định giá.

Theo Bộ Tiêu Chuẩn dành cho việc thẩm định giá tài sản vô hình, nhằm định giá được bằng tiền, thì tài sản vô hình đó phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  1. Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình. 
  2. Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  3. Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  4. Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Vậy, với các điều kiện ở trên, để tiến hành thẩm định giá trị thương hiệu thì cần dựa trên bằng chứng hữu hình như: hợp đồng, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, danh sách khách hàng mà doanh nghiệp tạo ra dưới thương hiệu, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sở hữu/sử dụng thương hiệu đó,...

Đăng ký kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ĐÂY

 

Cơ sở thẩm định giá thương hiệu

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, Đơn vị thẩm định giá sẽ cần thu thập các thông tin sau của thương hiệu:

  1. Mục đích thẩm định giá;
  2. Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  3. Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  4. Thời điểm thẩm định giá;
  5. Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  6. Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  7. Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Như vậy có thể thấy, mục đích của việc thẩm định giá có tác động rất lớn đến việc thẩm định. Ví dụ: thẩm định giá nhằm xác định giá trị phần vốn góp của thương hiệu trong việc tạo lập doanh nghiệp sẽ khác với việc thẩm định giá nhằm kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vào doanh nghiệp. Mục đích thẩm định giá khác nhau sẽ dẫn đến việc đơn vị thẩm định giá áp dụng các phương pháp định giá khác nhau.

 

Một số phương pháp thẩm định giá thương hiệu

1.  Phương pháp chi phí thay thế:

Phương pháp chi phí thay thế nhằm xác định giá trị thương hiệu thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành. 

Thông tin cần có để áp dụng định giá thương hiệu theo phương pháp chi phí thay thế:

  • Thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản vô hình có chức năng tương tự như tài sản vô hình cần thẩm định;
  • Thông tin về hao mòn do lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, và/hoặc các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

Trường hợp áp dụng phương pháp chi phí thay thế:

  • Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình.
  • Khi tài sản vô hình tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này và họ phải tạo ra tài sản vô hình tương tự để thay thế và sử dụng).
  • Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.
  • Khi xác định giá trị bảo hiểm cho tài sản vô hình.
  • Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

2. Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình:

Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

Định giá thương hiệu tại Việt Nam dựa trên cơ sở nào?

Giá phí tư vấn trực tuyến với Luật sư của Asoka về thẩm định giá thương hiệu là 2.000.000đ/ 1 giờ

3. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Với lợi thế là một đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp phép, đồng thời là một hãng Luật chuyên dành cho doanh nghiệp, Asoka sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài, đại diện xử lý tranh chấp nhãn hiệu, thẩm định giá trị nhãn hiệu với các mục đích khác nhau trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: