Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Tuần 1: khám phá cách Facebook đăng ký nhãn hiệu khi vào thị trường Việt Nam.
Khi bạn tra cứu nhãn hiệu mang tên chủ sở hữu FACEBOOK, INC. tại hệ thống tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ, bạn sẽ phải “Woooaaa!” lên kinh ngạc, sau đó là “gật gù” thốt lên: “Đúng nhà giàu, khác bọt thật!”
Facebook không chỉ đăng ký mỗi nhãn hiệu chữ “facebook” màu trắng trên nền xanh mà chúng ta hay nhìn thấy ở các giao diện trên trình duyệt web, mà còn đăng ký thêm rất nhiều biến thể khác ở dạng rút gọn, hay dạng ký hiệu của mạng xã hội này. Ví dụ như:
Danh sách đăng ký nhãn hiệu của FACEBOOK, INC. còn dài nữa. Nghĩa là, khi bất kỳ một dấu hiệu nào mang tính “dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ” của FACEBOOK, INC. với bất kỳ bên nào khác, đều được ông lớn này đăng ký tất tật, không bỏ sót!
Nhắc đến facebook, các bạn lập tức nghĩ đến dịch vụ gì? Đương nhiên là “mạng xã hội” rồi. Ngay cả chính chủ cũng tự định nghĩa mình là một “mạng xã hội” mà.
Nhưng có thật, họ chỉ đăng ký mỗi ngành nghề “mạng xã hội” cho nhãn hiệu facebook không?
Nếu bạn được xem danh sách sản phẩm, dịch vụ mà ông lớn này đăng ký, chắc hẳn bạn sẽ “suýt ngất” vì nó dài đến cả hàng trăm tờ A4 ấy chứ.
Không tin sao? Thử cùng Asoka IP Law đọc sơ danh sách nhóm sản phẩm, dịch vụ của 1 nhãn hiệu chữ “f, hình” được FACEBOOK, INC. Đăng ký vào năm 2010 nhé:
(Trích nguồn: Cục Sở Hữu Trí Tuệ)
Vâng, trên đây là một phần danh sách sản phẩm/dịch vụ mà FACEBOOK, INC. đăng ký cho 1 nhãn hiệu của họ. Nghĩa là, họ đăng ký thêm các nhóm ngành dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ cho mảng dịch vụ chính của họ là “mạng xã hội”. Chiến lược đó thường được giới nhà nghề chúng tôi gọi nôm na là: chiến lược đăng ký bao vây.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ