Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm: “nhãn hiệu" (hay còn được gọi là “logo", “thương hiệu") với “tên thương mại". Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhãn hiệu hay tên thương mại có giá trị lớn hơn?
Nhãn hiệu là dấu hiệu, có thể là hình ảnh, hoặc từ ngữ/ hoặc/và cả hình ảnh và từ ngữ, được thể hiện dưới một hay nhiều màu sắc, dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền - bí quyết bảo vệ tài sản doanh nghiệp
Tên thương mại là là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Đọc thêm: Điều kiện để có quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là gì?
Vậy có thể thấy rõ, tên thương mại - chủ yếu được cấu thành bởi từ ngữ (trong khi đó nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu). Ví dụ như: trong tên công ty: Công ty Luật TNHH Asoka thì thành tố quy định loại hình công ty (Công ty Luật TNHH) không được xem là tên thương mại. Chỉ có yếu tố “Asoka” là thành tố được xem xét để trở thành “tên thương mại", nhằm phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Câu trả lời là có. Tên thương mại được phép đăng ký bảo hộ như một tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký hồ sơ bảo hộ tên thương mại được thực hiện bởi Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
Theo chia sẻ chân thành của luật sư Asoka Law, bạn cần cân nhắc về điều kiện tài chính của doanh nghiệp mình trước khi đăng ký bảo hộ tên thương mại. Bởi lẽ:
Hiện nay khi bạn đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở đã có một thủ tục nhằm loại bỏ tên trùng/gây nhầm lẫn trước khi đăng ký. Nghĩa là tên doanh nghiệp của bạn (bao gồm cả thành tố quy định loại hình công ty và tên thương mại) đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư bảo vệ một lớp. Lớp bảo vệ này khá vững chắc, khiến cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ sau bạn mà có tên gây trùng/gây nhầm lẫn thì không được phép đăng ký.
Điều đó đảm bảo cho tên doanh nghiệp của bạn là “độc quyền" tại địa bàn kinh doanh. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Cân nhắc về điều kiện tài chính trước khi đăng ký bảo hộ tên thương mại.
Bởi vậy, nếu là doanh nghiệp khởi nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí, thì bạn hãy dành ngân sách cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ tên thương mại có thể tạm thời bỏ qua để tránh tốn kém chi phí.
Đọc thêm: Tra cứu nhãn hiệu - cách để biết nhãn hiệu của có bạn độc quyền?
Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một thời gian, có “thương hiệu" nhất định trên thị trường, việc đăng ký cả hai là cần thiết. Vừa bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, vừa bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp chủ động “mặc thêm nhiều lớp áo giáp” bảo vệ công việc kinh doanh của mình, tránh bị đối thủ đạo nhái/làm giả nhãn hiệu, gây tổn hại tên tuổi/uy tín doanh nghiệp của bạn trên thị trường.
Để được tư vấn miễn phí về đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ:
Hotline: 096 191 4328
Email: ipsupport@asokalaw.vn