Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Ngày nay, gần như không ai còn xa lạ với Google nữa. Thậm chí Google bây giờ còn tương đương như một danh từ chỉ cỗ máy tìm kiếm siêu việt, hoặc một “bác”, một “anh”, một “chị” rất quyền năng, biết tuốt, có khả năng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của dân chúng Việt Nam. Tiếp theo series “đăng ký nhãn hiệu các BigCorp”, kỳ này, Asoka IP Law sẽ khui đến “bác Gu Gồ” để mọi người quan sát được chiến lược đăng ký nhãn hiệu của họ tại Việt Nam ra sao nhé.
Phần lớn, đơn đăng ký của Google LLC tại Việt Nam đều tập trung ở một số nhóm nhất định, như: “phần cứng máy tính; phần mềm máy tính” hoặc “dịch vụ máy tính; dịch vụ thông tin; dịch vụ cung cấp công cụ tra cứu thông tin; dịch vụ trích dẫn thông tin và khai thác dữ liệu”, hoặc các dịch vụ về quảng cáo, bán lẻ phần mềm trực tuyến.
Tuy nhiên, bên cạnh dịch vụ chính, ông lớn này còn đăng ký cả những nhóm sản phẩm nghe rất xa lạ như: quần áo; đồ đội đầu; đồ đi chân; rồi tập giấy viết; bút; thiếp chúc mừng; nhãn dính; hình vẽ trên giấy trong (đề can); giấy nhắn. Một số nhãn hiệu thuộc Google LLC như nhãn hiệu “GOOGLE NEST” còn được đăng ký cho thiết bị và dụng cụ điều hòa không khí; tấm suởi và tấm làm mát. Gần đây hơn, vào ngày 04/10/2022, Google LLC đã nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu FITBIT SENSE nhằm bảo hộ cho các loại đồng hồ thông minh; vòng đeo tay điện tử để theo dõi hoạt động; thiết bị điện tử cá nhân được sử dụng để theo dõi các mục tiêu và thông kê thể dục thể hình kèm với các bộ phận của nó như dây cáp; phần mềm; micro;…
Lý do ở đằng sau đó, chắc chúng ta cũng đoán ra rằng, bên cạnh dịch vụ chính, ông lớn này còn mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm như trên, nhằm lấn thêm nhiều sân chơi kinh doanh khác.
Việc đăng ký luôn cả ký hiệu là điều thường thấy ở các nhãn hiệu lớn. Họ không bỏ sót bất kỳ một chi tiết sáng tạo nào nhằm làm nổi bật thương hiệu của mình.
Google cũng tương tự như Facebook hay Coca Cola ở các kỳ phân tích trước, chiến lược “không để lọt bất kỳ sự sáng tạo nào” đã được Google ứng dụng triệt để trong việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Google đăng ký nhãn hiệu dưới dạng "ký hiệu" hay "hoạ tiết"
Có thể bạn quan tâm: Facebook đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào?
Các nhãn hàng lớn đều chi mạnh tay cho việc đăng ký các phiên bản nhãn hiệu. Google cũng không ngoại lệ. Họ đăng ký toàn bộ các phiên bản nhãn hiệu “Google” dưới dạng đen trắng đơn sắc lẫn phiên bản đủ màu sắc. Chiến lược đăng ký bao vây này giúp làm thành những hàng rào vững chắc cho nhãn hiệu trước bất kỳ ý đồ xâm phạm nào đến từ các đối thủ trên thị trường.
Google đăng ký hết các phiên bản nhãn hiệu, từ có màu đến đen trắng.
Nếu ngân sách của doanh nghiệp bạn đủ lớn, đừng ngần ngại quan sát các “ông lớn” tương tự ở ngành hàng mà mình đang hoạt động để đăng ký nhãn hiệu dưới các chiến lược như trên theo phương thức: “học tập có cải tiến”. Đó là một nước đi khôn ngoan, rút ngắn thời gian xây dựng nhãn hiệu.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn còn nhỏ thì sao? Xin thưa, vẫn có những nước đi “nhỏ mà có võ”, để giúp chúng ta bảo vệ thương hiệu một cách tương đối an toàn nhằm giành lợi thế trên thị trường. Chỉ cần bạn có kiến thức sở hữu trí tuệ và xác định được kế hoạch kinh doanh trong các thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Hoặc hãy lựa chọn Asoka IP Law làm công ty đại diện sở hữu trí tuệ, các luật sư của chúng tôi sẵn sàng ngồi xuống cùng bạn để hoạch định ra các chiến lược đăng ký bảo hộ thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp.