Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Nếu dân kinh doanh hay ví việc thành lập doanh nghiệp như “đẻ con", thì thiết kế logo và đăng ký độc quyền logo (hay đăng ký nhãn hiệu) cũng giống như việc “đi làm giấy khai sinh" cho con vậy. Liệu doanh nghiệp của bạn đã “khai sinh" cho con bạn chưa?
Việc thiết kế logo hiện nay khá đơn giản. Để tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ bộ lệ như branding guideline/bì thư/kẹp tài liệu/bao bì/nhãn mác/… thì chi phí không hề nhỏ. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn chỉ là một startup khởi nghiệp, việc đơn giản hóa tên gọi của mình thành một biểu tượng để dễ in ấn lên một số văn bản thông dụng nhất như: danh thiếp, hợp đồng,... thì chi phí không cao.
Doanh nghiệp của bạn đã đăng ký logo chưa?
Hạng mục thiết kế logo công ty là một hạng mục cần-phải-làm của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một logo hài lòng rồi, bạn mang đi sử dụng và thông báo cho khách hàng rằng: “Đây, biểu tượng này là công ty tôi". Nhưng chưa đủ để nhãn hiệu của bạn được công nhận về mặt pháp luật!
Khi này, đối thủ của bạn có thể “bắt cóc” nhãn hiệu để đi đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ trước. Họ hoàn toàn có cơ sở để đường đường chính chính tuyên bố: “Không, biểu tượng này mới chính là của công ty tôi". Bạn sẽ mất biểu tượng của mình trong chớp mắt, mất quyền sở hữu tài sản logo của chính cá nhân/doanh nghiệp mình.
Đọc thêm: Điều kiện để có quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu là gì?
Việc nhãn hiệu bị “bắt cóc" không phải là chuyện xa lạ gì trong giới kinh doanh, ví dụ nhãn hiệu cà phê DAK LAK, BUON MA THUOT COFFEE, nước mắm Phú Quốc, nước mắm thượng hạng Phan Thiết,... đều là những sản phẩm vùng miền nổi tiếng của Việt Nam, nhưng việc sở hữu những nhãn hiệu trên hiện nay đều đã rơi vào tay các công ty nước ngoài.
Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là một dấu hiệu (có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc hình ảnh kết hợp với từ ngữ được thể hiện bằng màu sắc) nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy thương hiệu là gì? Người ta thường dùng chữ “logo, thương hiệu" để gọi thay cho “nhãn hiệu" khi mà tên gọi/biểu tượng của nhãn hiệu đó đã trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Thương hiệu đáng giá bao nhiêu?
Trong kinh doanh, tạo dựng được chỗ đứng trong tâm trí người mua hàng là một điều vất vả. Nhiều thời gian, công sức chăm sóc và phải sử dụng đủ các phương thức để tuyên truyền, kết nối nhằm làm cho người xem/ người mua nhớ đến biểu tượng của hàng hóa/dịch vụ mình. Nhưng chỉ vì mải mê kinh doanh, mải chạy theo guồng quay của thị trường mà “quên" mất việc đăng ký độc quyền sở hữu nhãn hiệu. Điều đó cũng giống như tự tay mình hất đổ công sức kinh doanh gây dựng qua nhiều năm.
Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền - bí quyết bảo vệ tài sản doanh nghiệp
Hẳn những người có chuyên môn về xây dựng thương hiệu đều biết đến vụ án “truyền kỳ" - Trung Nguyên đi đòi lại nhãn hiệu. Năm 2000, vì chưa tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại thị trường Mỹ, Trung Nguyên đã để mất nhãn hiệu này vào tay một bên khác. Đó là Rice Field. Nhờ nhanh chân hơn, bên này đã “xí phần" nhãn hiệu Trung Nguyên thuộc về mình tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới). Để dàn xếp ổn thỏa vụ việc, ông chủ của Trung Nguyên đã phải bỏ ra hàng trăm nghìn USD và 2 năm ròng rã mới lấy lại thương hiệu của mình.
Chủ doanh nghiệp có thể tự mình tra cứu để thực hiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Trang thông tin điện tử của Cục Sở Hữu Trí Tuệ - Cơ quan quản lý về đăng ký sở hữu trí tuệ (bao gồm cả nhãn hiệu) tại Việt Nam có những thông tin rất rõ ràng để trợ giúp bạn: https://ipvietnam.gov.vn/.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền chỉ 24h bởi Asoka Law.
Trên website của Cục Sở Hữu Trí Tuệ, bạn có thể tìm thấy mục “Nhãn hiệu" ở thanh menu, hiện đầy đủ các mục như: khái niệm, giải thích/các tài liệu cần có của đơn/… để tải về toàn bộ hồ sơ và khai theo hướng dẫn trong hồ sơ. Hiện nay việc đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam áp dụng cách tra cứu phân loại nhóm ngành nghề theo Bảng Phân Loại Ni xơ phiên bản 11-2019 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.
Đọc thêm: Tra cứu để biết nhãn hiệu của bạn có thể bị ai đó đăng ký chưa
Tại Asoka Law, chúng tôi đã chuẩn hóa quy trình Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu để trở nên nhanh chóng/thuận tiện hơn cho khách hàng. Chỉ cần 3 bước đơn giản để đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ gửi kết quả đến bạn chỉ trong 24 giờ.
Bạn có thể chọn các cách thức liên hệ như sau:
Gọi Hotline: 096 1919 4328
Hoặc gửi email: ipsupport@asokalaw.vn
Nhân viên của Asoka Law cam kết sẽ liên hệ lại bạn trong không quá 30 phút để tư vấn/kiểm tra nhãn hiệu cho bạn hoàn toàn miễn phí.
Nhân viên Asoka Law đến trực tiếp địa điểm khách hàng yêu cầu để ký hợp đồng kèm hồ sơ đã được soạn thảo cùng tài liệu yêu cầu. Tất cả chỉ trong 1 lần ký duy nhất.
Chỉ trong 24 giờ kể từ khi ký hợp đồng và cung cấp đủ hồ sơ, Asoka Law sẽ gửi tới bạn kết quả hồ sơ đã đăng ký và có dấu nhận đơn từ Cục Sở Hữu Trí Tuệ.
Vui lòng liên hệ để tra cứu nhãn hiệu miễn phí:
Hotline: 096 191 4328
Email: ipsupport@asokalaw.vn