• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu trí tuệ Quốc Tế

Chuyên trang về bảo hộ sở hữu trí tuệ Việt Nam tại nước ngoài như: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế từ Việt Nam đi quốc tế. Toàn bộ thông tin do Asoka IP sáng tạo, tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn.

Bài học từ doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu tại nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước, tồn tại rất lâu đời và mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã không bảo vệ thương hiệu của họ bằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bài viết dưới đây của Asoka Law sẽ phân tích các trường hợp sau và từ đó giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu tốt hơn.

 

Việc thương hiệu gạo ST 25, sản phẩm gạo nổi tiếng của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị “lấy cắp” hợp pháp tại Mỹ đã một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước.

1. Thực trạng “đánh cắp” thương hiệu có nguồn gốc Việt Nam trên thị trường quốc tế

Thực trạng xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa và sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa thường xuyên xảy ra không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với nhiều bài học thực tiễn đắt giá của các nhãn hiệu Việt Nam đã và đang bị “lấy mất” tại các thị trường nước ngoài dù đã được đăng ký tại Việt Nam, được sử dụng và biết đến rộng rãi, có uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như:

1.1. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm của Việt Nam

1.2. Thương hiệu Vinataba cho sản phẩm thuốc lá

1.3. Chỉ dẫn địa lý café Buôn Ma Thuột

2. Các doanh nghiệp Việt Nam đã “trầy trật” đòi lại thương hiệu như thế nào?

2.1. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Tháng 7/2000, Công ty Trung Nguyên tiếp xúc với Công ty Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức Bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO);

Theo nhiều nguồn tin, đứng trước nguy cơ đánh mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn tốn hàng trăm nghìn USD trong khoảng 2 năm để dàn xếp ổn thoả cho việc lấy lại thương hiệu;

Rút ra được kinh nghiệm, Trung Nguyên sau đó đã mạnh tay đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới. 

2.2. Võng xếp Duy Lợi

Nếu cơ sở Duy Lợi không kịp khiếu nại yêu cầu huỷ bỏ bằng độc quyền của giải pháp hữu ích trên thì Duy Lợi không chỉ phải chịu mọi chi phí luật sư theo đuổi kiện tụng đắt đỏ mà còn bị ngăn chặn xuất khẩu bộ sản phẩm khung mắc võng và có thông tin cho rằng Duy Lợi bị chủ bằng độc quyền trên đòi phải trả phí bản quyền 4 USD/sản phẩm nếu muốn xuất hàng sang Nhật.

2.3 Thương hiệu Phở Thìn lâu năm của Việt Nam

Ngày 18/10/2019, ông Kim In Jung (Kim) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “PHỞ THÌN 13 LÒ ĐÚC KÍNH MỜI” tại Mỹ, thế nhưng ông Nguyễn Trọng Thìn – chủ nhãn hiệu tại Việt Nam chỉ mới được ghi nhận việc nộp đơn đăng ký tại Mỹ ngày 29/07/2020 do đó ông Thìn đã phải nộp Thông báo Phản đối với nhãn hiệu của ông Kim với những căn cứ chứng minh như sau:

  • Lịch sử hình thành nhãn hiệu của ông Thìn tại địa chỉ 13 Lò Đúc từ năm 1979;

  • Sự nổi tiếng trong thời gian dài hơn 40 năm đối với thương hiệu của ông đối với lĩnh vực bán phở, bằng việc cung cấp các chứng cứ như được phỏng vấn bởi FORBES, CNN và các phương tiện thông tin khác;

  • Cung cấp thông tin về sự nhượng quyền/mở quán đối với tên thương hiệu Phở Thìn ở nhiều nước khác trên thế giới như Nhật, Úc;

  • Đồng thời, phía ông cũng đưa ra lập luận về việc “không có dự định” sử dụng nhãn hiệu này tại thời điểm nộp đơn của phía ông Kim như: Ông Kim không có dự định, không có kế hoạch kinh doanh, kinh nghiệm và khả năng sẽ sử dụng thương hiệu này;

  • Ông Kim chưa có đầy đủ giấy tờ được cấp phép để được kinh doanh lĩnh vực ông đăng ký tại Mỹ;

  • Ông Kim không có bất cứ thỏa thuận với bên thứ ba nào về việc thuê mướn chỗ mở nhà hàng, hay mua/thuê bất cứ yếu tố nào để có thể thực hiện việc sử dụng nhãn hiệu này tại Mỹ;

Đọc thêm: Những điều cần biết về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Mặc dù kết quả phản đối nhãn hiệu của ông Thìn đã thành công nhưng một cuộc chạy đua khốc liệt cũng xảy ra và đây cũng là bài học cần lưu ý cho các thương hiệu của Việt Nam trong công cuộc chinh phục thị trường nước ngoài.

3. Bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp Việt Nam

Về nguyên nhân, quyền sở hữu trí tuệ mang bản chất giới hạn lãnh thổ nghĩa là chúng chỉ được bảo hộ ở Việt Nam sau khi đăng ký mà không tự động được bảo hộ tại các quốc gia khác. 

Và hệ quả của việc mất tài sản sở hữu trí tuệ ở nước ngoài sẽ dẫn đến các vấn đề như: 

  1. Mất thị trường, mất cơ hội xuất khẩu mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu;

  2. Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rủi ro bị kiện tụng, chặn hàng xuất khẩu ở biên giới của nước nhập khẩu và bồi thường thiệt hại;

  3. Các lợi ích có được từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết gần đây như CPTPP, EVFTA và RCEP trở nên vô nghĩa do đó có thể ảnh hưởng tới cả một ngành kinh tế.

Đọc thêm: Những bài học "đắt giá" của thương hiệu Việt

Doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra 2 bài học lớn từ thực tiễn trên là:

  1. Chủ động rà soát và đăng ký sớm các quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường nước ngoài của mình nhằm tránh rủi ro bị chiếm đoạt mất quyền bởi các đối thủ;

  1. Khi phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị mất, cần nhanh chóng nghiên cứu và thuê Luật sư chuyên nghiệp thu thập chứng cứ, nộp đơn phản đối, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ đó dựa trên một số tiêu chuẩn bảo hộ mang tính quốc tế hóa.

4. Kết luận:

Để tránh việc phải bỏ rất nhiều thời gian, chi phí và công sức để giành lại chính thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần chủ động, sáng suốt hơn trong việc bảo vệ thương hiệu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 

Vì mục tiêu "nâng bước" thương hiệu Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường quốc tế, vì lợi ích và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Asoka Law - Hotline: 096 191 4328 - để được tư vấn phương án tối ưu nhất trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.


 


 

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: