Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho Cục Bản Quyền Tác Giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên việc này sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ngăn chặn các hành vi sử dụng tác phẩm trái phép như sao chép, đạo nhái, sử dụng vào mục đích trái pháp luật hoặc trục lợi cá nhân,…
Một trong những điểm ưu việt của việc đăng ký quyền tác giả là tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền chương trình máy tính mới nhất
Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Những chủ thể trên có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
Để đăng ký quyền tác giả có thể thực hiện theo 03 cách sau:
Một là, nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính đến Cục Bản quyền tác giả, Điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Hai là, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan (https://dichvucong.bvhttdl.gov.vn) (Lưu ý: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ bản giấy (bản gốc) tới Cục Bản quyền tác giả sau khi được xác nhận nộp hồ sơ thành công trên Cổng dịch vụ công trực tuyến).
Ba là, Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: thủ tục đăng ký nhãn hiệu đến Châu Âu như thế nào?
Để đăng ký quyền tác giả, bạn cần cung cấp cho Asoka các tài liệu sau:
i) Bản gốc giấy ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả uỷ quyền cho Asoka IP là Đại diện nhằm thực hiện thủ tục. Giấy uỷ quyền này sẽ do Asoka IP soạn thảo và cung cấp, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần ký tên.
ii) Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu). Asoka IP sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ cần ký tên.
iii) 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử: đĩa CD, USB,…).
iv) Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của tác giả, người đại diện theo pháp luật (chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức).
v) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập (chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức).
vi) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền (bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực)
vii) Cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan (trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản);
viii) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
ix) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
x) Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Hướng dẫn đăng ký bản quyền logo
− Thời hạn rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
− Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
* Tài liệu trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự); phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp thi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật.
* Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn