Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.
Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định:
“Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể hiểu rằng: chuyển nhượng quyền tác giả đối với bao bì sản phẩm là việc chủ sở hữu giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu quyền tác giả cho bên nhận chuyển nhượng. Đây là một trong hai hình thức chuyển giao quyền tác giả được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Theo quy định của pháp luật dân sự, quyền tác giả là một loại tài sản trí tuệ nên có những đặc thù nhất định và không thể giao dịch thông thường như những tài sản khác (vật, tiền, giấy tờ có giá). Do đó mục đích chuyển chuyển nhượng quyền tác giả đối với bao bì sản phẩm không chỉ giúp cho chủ thể quyền khai thác các giá trị kinh tế của tài sản đó mà còn các giá trị quyền nhân thân gắn liền với chủ thể.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, chủ sở hữu quyền tác giả đối với bao bì sản phẩm có thể chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau:
Xuất phát từ đặc thù là tài sản sở hữu trí tuệ như đã trình bày mà các quyền tác giả được chuyển nhượng hầu hết là các quyền tài sản. Chỉ có ngoại lệ duy nhất thuộc về quyền nhân thân được tự do chuyển nhượng đó là quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm. Các quyền nhân thân khác gắn liền với tác giả sáng tạo ra bao bì sản phẩm như: đặt tên cho tác phẩm; được đứng tên thật hoặc bút danh; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là nhóm quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép tác giả được bảo lưu.
Điều 45 và Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu QTG chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân theo hình thức hợp đồng được lập thành văn bản với các nội dung sau:
Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định hiện hành, trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về tác phẩm, tác giả, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Vì thế, về mặt nguyên tắc, để có thể chuyển nhượng bản quyền của bao bì sản phẩm đã được cấp văn bằng ghi nhận quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả phải thực hiện việc cấp đổi Giấy chứng nhận tại Cục bản quyền tác giả.
Nếu tác giả/chủ sở hữu bao bì sản phẩm chưa đăng ký ghi nhận văn bằng quyền tác giả cho bao bì mình sáng tạo/sở hữu thì có thể tham khảo thủ tục tại bài viết: Thủ tục đăng ký bản quyền bao bì sản phẩm mới nhất
Thành phần hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả bao bì sản phẩm.
Trong thời hạn 12 ngày làm việc (hồ sơ hợp lệ), Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, trong đó ghi nhận các thông tin của chủ sở hữu bản quyền bao bì sản phẩm mới.
Lưu ý: Cục bản quyền tác giả có quyền từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận nếu phát hiện:
Quý khách hàng quan tâm đến thủ tục chuyển nhượng bản quyền bao bì sản phẩm vui lòng liên hệ Asoka IP Law để được tư vấn thêm chi tiết.
Thông tin liên hệ Asoka IP Law - Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan:
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn