• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Asoka IP hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền logo theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ sửa đổi 2022, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023

BẢN QUYỀN LOGO LÀ GÌ?

Logo (biểu trưng) là một yếu tố đồ họa kết hợp từ chữ cái, đường nét, hình khối, màu sắc… chứa đựng các thông tin mà nhà sáng tạo muốn truyền tải. Hiểu đơn giản, logo là “ảnh đại diện” nhằm biểu đạt nội dung, thông điệp của một thương hiệu, tổ chức, cuộc thi hay sự kiện… Ngoài ra, logo còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu và gây ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Về bản quyền, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào cho thuật ngữ này. Trên thực tế, chúng ta sử dụng “bản quyền” để chỉ hình thức bảo hộ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

Như vậy, bản quyền logo hay quyền tác giả đối với logo được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với logo mà mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN LOGO?

Theo Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với logo có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua người đại diện, cụ thể như sau:

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Asoka IP Law là một Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN LOGO​

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền logo:

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 43 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và hướng dẫn của Cục Bản quyền tác giả, hồ sơ đăng ký bản quyền logo bao gồm các tài liệu sau:

i) Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;

ii) 02 bản sao logo được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm. Trường hợp logo có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;

iii) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền;

iv) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền:

- Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo: Quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo: Hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế: Văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo hoặc sáng tạo theo quyết định/xác nhận giao việc, hợp đồng, tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

- Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;

v) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

vi) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

vii) Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu logo có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh mới nhất

2. Trình tự xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền logo:

Theo Điều 52, Điều 54 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và hướng dẫn của Cục Bản quyền, Asoka chia trình tự xử lý hồ sơ thành 03 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Bản quyền tiến hành rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ:

  • Cục Bản quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ (qua địa chỉ emai hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
  • Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì hồ sơ sẽ bị trả lại cho tổ chức, cá nhân.

Giai đoạn 2: Cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. 

Giai đoạn 3: Đăng bạ và công bố

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả.

Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Mẫu giấy chứng nhận được cấp khi đăng ký bản quyền logo thành công

Đăng ký bản quyền logo là một thủ tục tương đối đơn giản, nhưng nếu chưa có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc về Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan thì trong quá trình thực hiện, hồ sơ dễ bị sai sót, yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa rất nhiều lần.

Asoka IP Law là một tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được ghi nhận bởi Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam. 

Chúng tôi có đội ngũ luật sư và chuyên viên kinh nghiệm, chuyên sâu tại lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Asoka IP Law đã đại diện đăng ký, xử lý và hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đăng ký bản quyền logo thành công. 

Các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký bản quyền logo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, vui lòng liên hệ đến Asoka IP Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.


Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

 

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: