• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu trí tuệ Quốc Tế

Chuyên trang về bảo hộ sở hữu trí tuệ Việt Nam tại nước ngoài như: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sáng chế từ Việt Nam đi quốc tế. Toàn bộ thông tin do Asoka IP sáng tạo, tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn.

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế đến Châu Âu như thế nào?

Với tổng số 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, Châu Âu nói chung và Liên minh Châu Âu nói riêng là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu tại đây cũng rất quan trọng. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở Châu Âu được thực hiện như thế nào? Sau đây Asoka IP sẽ giới thiệu về thủ tục và quy trình đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu.

Bạn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế đến các nước châu Âu theo 04 cách sau:

  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu (European Union Intellectual Property Office -EUIPO) để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại toàn bộ các nước trong khối EU.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo vùng.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước gốc mình có quốc tịch, đồng thời chỉ định vào quốc gia khác thông qua hệ thống Madrid.

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu như thế nào?

 

Cách 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Doanh nghiệp chỉ kinh doanh và có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại một số nước Châu Âu có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia. Việc đăng ký này chịu sự điều chỉnh hoàn toàn bởi luật quốc gia của nước đó.

Để có thể thực hiện được việc đăng ký này thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm một đại diện sở hữu công nghiệp để đại diện thực hiện thủ tục đăng ký tại nước đó. Tuy nhiên, việc tìm kiếm là không dễ dàng và đôi khi không đạt kết quả như mong muốn. Do đó, doanh nghiệp có thể liên hệ với Asoka IP để chúng tôi trở thành Đại diện sở hữu công nghiệp cho Quý khách, nhằm hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu ở các nước châu Âu trở nên thuận tiện hơn. Với mạng lưới kết nối gần 200 đại diện trên thế giới, Asoka IP tự hào có khả năng xử lý các đăng ký mới và xử lý kịp thời khi có vấn đề từ chối tạm thời, từ chối một phần hay từ chối toàn phần đối với các đơn nhãn hiệu quốc tế của Quý doanh nghiệp.

Để tiết kiệm chi phí và thuận tiện trong quá trình quản lý nhãn hiệu, cách thức này sẽ hiệu quả khi doanh nghiệp đăng ký đến các nước không thuộc hệ thống Madrid, Liên minh EU, Liên minh Benelux.

 

Cách 2:  Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại toàn bộ các nước trong khối EU.

Về kinh tế, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của ASEAN.

Ở EU, ngoài hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp ở mỗi quốc gia, còn có Nhãn hiệu Liên minh châu Âu (European Union Trade Mark, viết tắt là EUTM) tự động áp dụng nếu nước nào gia nhập EU.

Với nhãn hiệu này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất, nếu được chấp nhận sẽ có phạm vi bảo hộ ở 27 quốc gia thành viên bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Tuy nhiên, chỉ cần một quốc gia từ chối, nhãn hiệu này sẽ mất hiệu lực trong cả EU. Trong trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể chuyển đơn EUTM thành nhiều đơn đăng ký tại từng quốc gia mà mình muốn. Ngày ưu tiên của đơn vẫn được lấy từ đơn EUTM.

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu như thế nào?

 

Cách 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo vùng

Trong quan hệ với Việt Nam thì Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đều là các đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn. Do đó, việc các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường kinh doanh đến Liên minh Benelux (bao gồm ba nước là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) sẽ có những chính sách tối ưu và có lợi thế cạnh tranh lớn.

Liên minh Benelux cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ với một đơn đăng ký có thể đăng ký nhãn hiệu tại cả ba quốc gia là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Đơn đăng ký sẽ được nộp đến Văn phòng Sở hữu trí tuệ Benelux (BOIP).

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong mười năm kể từ ngày đơn đăng ký được nộp. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhãn hiệu của mình mỗi 10 năm một lần.

 

Cách 4: Đăng ký nhãn hiệu đến Châu Âu thông qua hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid là một giải pháp thuận tiện và tiết kiệm chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu trên toàn thế giới. Bạn chỉ cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế và trả lệ phí để đăng ký bảo hộ đến 130 quốc gia trong hệ thống (số lượng quốc gia tham gia Hệ thống Madrid này được cập nhật tại thời điểm tháng 6/2023). Cách thức này sẽ thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn so với việc đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia.

Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid, bạn có thể sử dụng đơn cơ sở tại Việt Nam đồng thời chỉ định vào quốc gia (khu vực) khác là thành viên của hệ thống.

Hiện có tổng cộng có 43 quốc gia châu Âu đã gia nhập Hệ thống Madrid, bao gồm: Anh, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Cộng hòa Moldova, Nga, Belarus, Ukraine, Liechtenstein, Monaco, Thụy Sĩ, Bosnia and Herzegovina,  Macedonia, Montenegro, Serbia, Albania, San Marino, 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu âu (EU) bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Croatia, 3 quốc gia thành viên của Liên minh Benelux bao gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu đều là thành viên của Madrid nên sau khi nộp đơn cơ sở tại Việt Nam có thể chỉ định đến một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh này.

Với các cách thức trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến các nước Châu Âu một cách thuận tiện và hiệu quả để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thông qua thủ tục bên dưới.

Xem thêm: Cách đăng ký nhãn hiệu đến Châu Phi

Hồ sơ cần cung cấp để đăng ký nhãn hiệu đến các nước Châu Âu

Để được đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia khu vực Châu Âu, bạn cần cung cấp cho Asoka các tài liệu sau:

(i) Bản gốc giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu uỷ quyền cho Asoka IP là Đại diện sở hữu công nghiệp nhằm thực hiện thủ tục. Giấy uỷ quyền này sẽ do Asoka IP soạn thảo và cung cấp, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần ký tên, không cần công chứng hay hợp pháp hóa lãnh sự.

(ii) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu là doanh nghiệp) hoặc hộ chiếu (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân): bản sao chụp (scan).

(iii) Mẫu nhãn hiệu;

(iv) Danh sách sản phẩm/dịch vụ muốn đăng ký bảo hộ dưới nhãn hiệu.

Để được tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại các nước hoặc vùng, khối tại Châu Âu, Quý khách hàng có thể gọi đến:

Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: