• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Thủ tục cấp đổi văn bằng bảo hộ bản quyền logo

Khi có các thay đổi thông tin trên văn bằng, chủ sở hữu/tác giả có quyền yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã được cấp.

KHI NÀO THÌ CẤP ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ BẢN QUYỀN LOGO?

Trước hết, văn bằng bảo hộ bản quyền được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp bởi Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ghi nhận các thông tin chính sau:

  • Thông tin về tác phẩm: Tên tác phẩm và loại hình (trong trường hợp này là mỹ thuật ứng dụng);
  • Thông tin về tác giả: Họ và tên tên, địa chỉ, quốc tịch, mã số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
  • Thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả:

+ Đối với cá nhân: Họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, mã số Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu;

+ Đối với tổ chức: Tên tổ chức, trụ sở, mã số đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập.

Vậy thì, khi có nhu cầu thay đổi các thông tin nói trên, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Cụ thể hơn, các lý do cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo, bao gồm:

  1. Chuyển đổi chủ sở hữu quyền tác giả
  2. Thay đổi tên tác phẩm
  3. Thay đổi thông tin về tác giả
  4. Thay đổi thông tin về chủ sở hữu quyền tác giả

Cấp đổi văn bằng bảo hộ bản quyền logo mới nhất

Ngoài ra thì trên thực tế, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa thủ tục cấp đổi và cấp lại văn bằng bảo hộ, dẫn đến tình trạng mất rất nhiều thời gian nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn. Theo khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, thủ tục cấp lại chỉ được áp dụng trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bị mất, rách nát hoặc hư hỏng.

Xem thêm tin bài liên quan: Thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

THỦ TỤC CẤP ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ BẢN QUYỀN LOGO

1. Thành phần hồ sơ:

Theo Điều 41 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hồ sơ cấp đổi bao gồm các tài liệu sau:

i) Tờ khai đăng ký thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của logo. Tờ khai này sẽ được Asoka IP Law soạn thảo theo đúng quy định pháp luật, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ.

ii) 02 bản sao logo (bao gồm cả bản sao được ghi trên phương tiện điện tử như usd, đĩa CD)

iii) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả kèm bản sao tác phẩm đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

iv) Văn bản ủy quyền cho Asoka IP Law thực hiện công việc (theo mẫu Asoka IP Law cung cấp).

2. Cách thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu ý: Sau khi hệ thống xác nhận nộp hồ sơ thành công, người nộp đơn đến các điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký của Cục Bản quyền tác giả để nộp bản gốc hồ sơ.

3. Quy trình xử lý hồ sơ:

Giai đoạn 1: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ

- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Bản quyền tiến hành rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ:

  • Cục Bản quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì hồ sơ sẽ bị trả lại cho tổ chức, cá nhân.

Giai đoạn 2: Cấp đổi/Từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

- Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày chấp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sau khi cấp đổi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Trường hợp từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. Các trường hợp từ chối cấp đổi được quy định tại khoản 3 Điều 41 và điểm b, c, d khoản 2 Điều 39 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, bao gồm:

  • Phát hiện nội dung của logo đề nghị cấp đổi có sự thay đổi so với nội dung đã được cấp;
  • Phát hiện logo có hình thức hoặc nội dung vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
  • Phát hiện logo đang là đối tượng bị tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;
  • Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà Cục Bản quyền vẫn không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ.

Trên đây là hướng dẫn về thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Quý khách hàng có thể liên hệ Asoka IP Law để được tư vấn thêm chi tiết.

Cách cấp đổi văn bằng bảo hộ bản quyền logo mới nhất


Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn


Bài viết thực hiện bởi: Thuý Vy - Asoka IP Law

 

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: