• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Hướng dẫn chuyển nhượng bản quyền logo mới nhất

Asoka IP hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng bản quyền logo theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

THẾ NÀO LÀ CHUYỂN NHƯỢNG BẢN QUYỀN LOGO?

Hiện nay Luật Sở Hữu Trí Tuệ mới nhất vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào cho thuật ngữ bản quyền. Trên thực tế, chúng ta sử dụng “bản quyền” để chỉ hình thức bảo hộ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

Bản quyền có thể được chuyển giao dưới hai hình thức: chuyển nhượng bản quyềnchuyển quyền sử dụng bản quyền. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai hình thức chuyển giao này là: chuyển nhượng làm chấm dứt sự sở hữu đối với các quyền đã chuyển nhượng còn chuyển quyền sử dụng thì không.

Chuyển nhượng bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm (đối với quyền tác giả) hay cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (đối với quyền liên quan) chuyển giao quyền sở hữu các quyền thuộc quyền tác giả, quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Logo (biểu trưng) là một yếu tố đồ họa kết hợp từ chữ cái, đường nét, hình khối, màu sắc… chứa đựng các thông tin mà nhà sáng tạo muốn truyền tải. Trong trường hợp này, logo sẽ được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Như vậy, chuyển nhượng bản quyền logo được hiểu là sự chuyển giao quyền sở hữu các quyền thuộc quyền tác giả đối với logo từ chủ sở hữu sang cho người khác. Tức là sau khi hoàn tất chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng sẽ là chủ sở hữu đối với các quyền được chuyển nhượng; bên chuyển nhượng không còn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các quyền ấy.

CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHO NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

Trước hết, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại Điều 19 khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quyền đều có thể là đối tượng của quan hệ chuyển nhượng. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, chủ sở hữu được phép chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm (thuộc nhóm quyền nhân thân) và toàn bộ nhóm quyền tài sản cho người khác. Các quyền còn lại thuộc nhóm quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và không thể chuyển nhượng nhằm ghi nhận giá trị lao động của tác giả để sáng tạo ra tác phẩm.

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng bản quyền logo mới nhất

Các quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển nhượng cho người khác

Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Lưu ý:

Logo là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, do đó các quyền có thể chuyển nhượng nói trên sẽ được bảo hộ trong thời hạn 75 năm, kể từ lần đầu được công bố; trường hợp chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi được định hình (điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ). Điều này có nghĩa là bên nhận chuyển nhượng sẽ chỉ có quyền sở hữu đối với các quyền được chuyển giao trong thời hạn  được bảo hộ còn lại của tác phẩm.

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG BẢN QUYỀN LOGO

Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở ràng buộc pháp lý giữa các bên trong quan hệ chuyển nhượng. Theo Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và tối thiểu phải có các nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng:

Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì một chủ sở hữu đại diện ký và phải có văn bản ủy quyền thể hiện sự đồng ý của đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng.

  • Căn cứ chuyển nhượng:

Là các căn cứ pháp lý thể hiện việc chuyển nhượng quyền. Chẳng hạn như quyền được chuyển nhượng, tên tác phẩm, loại hình, tên tác giả, đã công bố hay chưa công bố…

  • Giá, phương thức thanh toán:

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã dùng thuật ngữ “tiền bản quyền” để chỉ giá chuyển nhượng. Bên cạnh đó, Luật trao cho các bên trong hợp đồng quyền thỏa thuận về giá và phương thức thanh toán .

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10a. Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.

Lưu ý, phương thức thanh toán ở đây bao gồm cách thức, thời gian và địa điểm thanh toán.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Đây là căn cứ quan trọng mà các bên phải tuân thủ để việc chuyển nhượng đạt được kết quả như mong muốn.

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Cũng giống như các hợp đồng dân sự thông thường, các bên cần thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thì về sau mới có thể áp dụng biện pháp này (theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng bản quyền logo mới nhất

Asoka IP Law hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền

Việc chuyển nhượng bản quyền là giao dịch dân sự do các bên tự nguyện xác lập. Tuy vậy, trường hợp trước đó logo đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì sau khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân cần thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền để tránh rủi ro tranh chấp về sau.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền logo mới nhất

Quý khách hàng có quan tâm đến thủ tục chuyển nhượng bản quyền vui lòng liên hệ Asoka IP Law để được tư vấn thêm chi tiết.


Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Bài viết thực hiện bởi: Thuý Vy.
 
Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: