• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Tin tức pháp lý

Cập nhật, tổng hợp các tin tức pháp lý mới nhất về doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, và những phân tích độc quyền của Asoka Law về các vấn đề pháp lý.

Dù bạn 20 hay 35 tuổi, đây là những yếu tố tiên quyết để khởi nghiệp

Đầu tiên phải đánh giá được tìm năng khởi nghiệp. Xác định ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh, xem xét ý tưởng kinh doanh đó liệu có phải là cơ hội kinh doanh hay không? Chúng ta cần chọn thời điểm có cơ hội kinh doanh phù hợp để ra quyết định.

Đầu tiên ta cần biết sơ lược khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp được hiểu đơn giản là việc bắt đầu kinh doanh của một doanh nghiệp. Các cá nhân hay tổ chức thành lập một doanh nghiệp và bỏ ra  công sức, thời gian và tiền bạc được để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh thông qua các bước cụ thể.

Khởi nghiệp có thể thực hiện với ba hình thức: Tự bắt đầu một doanh nghiệp mới, mua nhượng quyền thương hiệu của một doanh nghiệp đã và đang hoạt động hoặc là mua lại một công ty cũ. Thường thì hình thức thành lập một công ty mới là sự lựa chọn phổ biến hơn.

Việc bắt đầu mọi thứ từ con số 0 có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều bất lợi.

Nên chăng khởi nghiệp từ số 0?

Khi tự thành lập 1 công ty mới, bạn có thể tạo ra bất cứ điều gì bạn cảm thấy là phù hợp. Đồng thời, cũng tạo ra những lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho riêng bạn. Bạn có thể trải nghiệm những thử thách trong kinh doanh và cảm thấy tự hào về việc hiện thực hóa các mục tiêu cá nhân. Đặc biệt, bạn không phải tiếp nhận sai lầm, những khoản nợ nần, trụ sở, nhân viên hay sản phẩm của người khác.

Tuy nhiên, tự mở một công ty mới thì bạn phải đối diện với nguy cơ thất bại cao hơn. Bạn có thể gặp nhiều rắc rối hơn khi xác định nhu cầu thị trường mà bạn có thể đáp ứng. Đặc biệt là, phải làm thế nào để khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn phải đối đầu với những sự cố không thể lường trước được.

Những việc cần chuẩn bị khi khởi nghiệp

Nếu đang khởi nghiệp từ số 0, bạn cần chuẩn bị những bước sau đây để giúp công việc kinh doanh của mình thành công:

  1. Đánh giá tiềm năng khởi nghiệp 

Xác định ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh, xem xét ý tưởng kinh doanh đó liệu có phải là cơ hội kinh doanh hay không. Chúng ta cần chọn thời điểm có cơ hội kinh doanh phù hợp để ra quyết định. Từ khi bắt đầu lên ý tưởng cho đến khi thực hiện cần trải qua việc kiểm tra tính khả thi của ý tưởng kinh doanh đó. 

  1. Kiểm tra mức độ khả thi của ý tưởng 

Bạn hãy tự trả lời câu hỏi rằng ý tưởng này có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? Nếu nhu cầu có thể đảm bảo thì nó có đủ để hỗ trợ kinh doanh hay không? Mức độ cạnh tranh như thế nào nếu nhu cầu đó tồn tại? Ý tưởng kinh doanh đó liệu có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp? Những kỹ năng cần thiết để tận dụng lợi thế của từng thời điểm thích hợp? Tại sao không có ai làm điều đó, nếu mà họ làm thì chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu bạn có đủ năng lực để điều hành và quản lý công ty hay không? Cho đến khi bạn tự trả lời rằng bạn đáp ứng được những điều trên thì hãy bắt đầu chuyển sang giai đoạn tiếp theo nhé.

  1. Lập kế hoạch kinh doanh toàn diện

Việc này nên được tiến hành sau bước 2 ở trên, nhằm xác định hướng đi cho doanh nghiệp. Sau đó, hãy viết kế hoạch kinh doanh với các nội dung về phân tích thị trường và cạnh tranh. Dự toán chi phí khởi nghiệp, yêu cầu thiết bị, vốn để đảm bảo tài chính của công ty. Hình thức kinh doanh phải là hợp pháp. Địa điểm kinh doanh được lựa chọn phải thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Xây dựng kế hoạch tiếp thị phù hợp với thị trường và xu thế để làm thế nào cạnh tranh với các doanh nghiệp đã có mặt trong thị trường. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

  1. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt 

Điều này nhằm tìm kiếm khách hàng mới, và quan trọng hơn là khiến họ quay lại, hay giới thiệu người khác mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty. Cho nên việc tạo mối quan hệ mật thiết với khách khách hàng là vô cùng quan trọng.

  1. Thuế và giấy phép kinh doanh

Cần tìm hiểu thật kỹ về các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp về lâu dài. Việc này đòi hỏi sự tư vấn rõ ràng, đầy đủ cũng như các hoạt động đăng ký thủ tục thật tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Quy mô công ty của bạn phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào, TNHH hay công ty cổ phần, hay hộ kinh doanh cá thể? Ngành nghề kinh doanh chính của bạn có thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện? Sau khi thành lập doanh nghiệp, cần làm các thủ tục gì để khai báo với cơ quan nhà nước? Cần làm gì để đưa sản phẩm ra thị trường?...

Mở một công ty mới thì thật đơn giản, bạn có thể tự làm hoặc thuê công ty dịch vụ để hỗ trợ với mức giá rẻ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được kết quả đầy đủ và nắm được bản chất của các thủ tục để tránh thiếu sót hồ sơ, phải sửa đi sửa lại tốn thời gian và ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn sau này.

 

Nếu bạn còn băn khoăn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ tới hotline: 028 62 789 228 để Asoka Law tư vấn miễn phí cho bạn.

 

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: