Trang tổng hợp tin tức mới nhất về các thủ tục hoặc các tranh chấp liên quan đến dân sự như hôn nhân và gia đình, thừa kế, nhận con nuôi,... do Hãng Luật Asoka Law tham gia xử lý hoặc phân tích dưới góc độ bình luận pháp lý.
Ngày nay, tình hình tội phạm cũng như các hành vi phạm pháp đang ngày càng trở nên phổ biến và có diễn biến vô cùng phức tạp. Chính vì thế, trong một số trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhằm ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Hãy cùng Asokalaw tìm hiểu những trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính nhé!
Theo quy định tại Nghị định 17/2016/NĐ-CP ngày 02/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Theo đó, sẽ có ba trường hợp chính để cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Cụ thể:
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau:
a) Gây rối trật tự công cộng;
b) Gây thương tích cho người khác.
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có Điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa;