Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Nhãn hiệu thường được gọi dễ hiểu là logo hay thương hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Thứ nhất, nhãn hiệu của một cá nhân/tổ chức sẽ được bảo hộ độc quyền sau khi được xét duyệt và cấp văn bằng bởi Cục Sở hữu trí tuệ;
Thứ hai, một trường hợp phổ biến xảy ra là cá nhân/tổ chức biết người khác sử dụng, chiếm đoạt nhãn hiệu của mình nhưng lại không có căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
Thứ ba, khi nhãn hiệu được đã được bảo hộ, lúc này các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhãn hiệu đều phải được thông qua bởi Chủ sở hữu. Nói cách khác Văn bằng bảo hộ sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của chính Chủ sở hữu;
Thứ tư, một điều vô cùng quan trọng phải lưu ý được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ là Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên – có nghĩa là đơn đăng ký nào nộp trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước;
Thứ năm, một nhãn hiệu nhãn hiệu đã được bảo hộ là cơ sở để nhượng quyền thương mại, tạo khả năng nhân rộng chuỗi kinh doanh sản phẩm/dịch vụ;
Thứ sáu, nhãn hiệu còn là cơ sở để khẳng định uy tín của cá nhân/tổ chức do đó việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tránh được việc đối thủ thiết kế nhãn hiệu trùng, hoặc tương tự để đạo nhái, lừa dối người tiêu dùng, gây ra tình trạng nhầm lẫn trên thị trường.
Ví dụ: Bạn kinh doanh cửa hàng thời trang trẻ em với tên thương hiệu “MI MI Fashion” từ năm 2018 đến nay. Sau 3 năm cửa hàng phát triển rất tốt với doanh thu cao so với mặt bằng chung. Một cá nhân khác muốn lợi dụng thương hiệu của bạn để kinh doanh và họ mở ngay 1 cửa hàng gần bạn với tên thương hiệu “Thời trang Mi Mi” mà không được sự cho phép của bạn. Bạn muốn kiện họ không? Chắc chắn là có nhưng bạn lấy cơ sở nào để kiện? Bạn đã độc quyền thương hiệu này chưa? Lúc này bạn mới tìm hiểu các thủ tục về đăng ký độc quyền thương hiệu và nộp đơn đăng ký ngay vào ngày 08/5/2021 nhưng sau đó bạn phát hiện ra rằng họ đã nộp đơn đăng ký cho chính thương hiệu này vào ngày 07/5/2021, chỉ trước bạn 1 ngày. Theo Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, đơn đăng ký của bạn có khả năng cao sẽ bị từ chối bảo hộ, như vậy bạn đang có nguy cơ đánh mất việc làm chủ thương hiệu của chính mình.
Xem thêm: Lợi thế của người đến trước
Những thông tin trên là câu trả lời khái quát cho câu hỏi “Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?” Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy liên hệ ngay Asoka Law, mọi câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp một cách chi tiết nhất. Hotline tư vấn miễn phí: 096 191 4328.