• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Tố Tụng & Dân Sự

Trang tổng hợp tin tức mới nhất về các thủ tục hoặc các tranh chấp liên quan đến dân sự như hôn nhân và gia đình, thừa kế, nhận con nuôi,... do Hãng Luật Asoka Law tham gia xử lý hoặc phân tích dưới góc độ bình luận pháp lý.

Nhận con nuôi - dễ hay khó? Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi mới nhất

Luật sư Asoka Law hướng dẫn thủ tục, chuẩn bị hồ sơ, phương án để cho - nhận con nuôi trong nước Việt Nam, đơn giản, dễ hiểu, thành công.

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp vào năm 2022, số lượng hồ sơ được giải quyết cho thủ tục nuôi con nuôi trong nước là 2.908 trường hợp. Nhu cầu cho - nhận con nuôi ngày càng tăng cao, đặc biệt là số lượng trẻ em được giải quyết nhằm cho - nhận con nuôi trong nước. Asoka Law đã hướng dẫn, hỗ trợ cho nhiều trường hợp cho - nhận con nuôi, giúp cho các trẻ em có thêm sự chăm sóc, yêu thương và bảo bọc bọc của gia đình. Mặc dù là một thủ tục dân sự, nhưng nếu các bên cho - nhận con nuôi không hiểu rõ bản chất của thủ tục thì hồ sơ cũng sẽ dễ dàng bị từ chối. Bài viết này cung cấp kiến thức thực tiễn nhằm hỗ trợ các gia đình hiểu rõ được thủ tục và chuẩn bị hồ sơ dựa trên quy định của pháp luật.

 

Bước 1. Xác định lý do cho - nhận con nuôi

Hai bên cho - nhận con nuôi cần hiểu rõ được lý do của việc cho - nhận con nuôi. Lý do này cần phải dựa trên cơ sở: nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Tính nhân văn của việc cho - nhận con nuôi trên được quy định cụ thể tại Điều 2 của Luật Nuôi Con Nuôi số 52/2010/QH12. Nếu vì một tình cảm nhất thời, sự cảm mến hoặc mong muốn cá nhân mà một bên muốn nhận con nuôi thì lý do này cũng không được xem là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững. Việc nuôi con không đơn thuần chỉ là cung cấp ăn uống hoặc vì tình cảm, mà người nhận con nuôi cần xác định rõ rằng: bên cạnh niềm vui còn là trách nhiệm và nghĩa vụ lớn lao để đảm bảo con nuôi được chăm sóc, giáo dục tốt nhất trong môi trường gia đình. Nếu các bên hiểu rõ được lợi ích và trách nhiệm của người làm cha mẹ, đảm bảo hiểu rõ được quy định pháp luật về mục đích nuôi con nuôi thì hồ sơ chứng minh sẽ được xây dựng vững chắc.

Nhận con nuôi - dễ hay khó? Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi mới nhất

Asoka Law đã hỗ trợ thực hiện thành công nhiều hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi

 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi

Để chuẩn bị được hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi phù hợp, bạn cần xác định được mình thuộc trường hợp nào trong các trường hợp sau:

  1. Đăng ký nhận nuôi con nuôi từ một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em hoặc đăng ký nhu cầu nhận nuôi trẻ em với Sở Tư Pháp;
  2. Đăng ký nhận nuôi con nuôi của người phối ngẫu diện cha dượng, mẹ kế nhận con nuôi;
  3. Đăng ký nhận nuôi con nuôi của họ hàng trong thân tộc diện anh chị em trong gia đình nhận cháu làm con nuôi;
  4. Các trường hợp khác.

Với mỗi trường hợp cụ thể, hồ sơ sẽ yêu cầu cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, hồ sơ cơ bản cần phải đáp ứng:

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

  1. Đơn xin nhận con nuôi;
  2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  3. Phiếu lý lịch tư pháp;
  4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  5. Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  6. Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

  1. Giấy khai sinh;
  2. Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;
  5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Nhận con nuôi - dễ hay khó? Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi mới nhất

Xem thêm bài bình luận của Asoka Law về quy định giành quyền nuôi con khi ly hôn

 

Bước 3: Xác định nơi nộp hồ sơ

Theo quy định của Luật Con Nuôi số 52/2010/QH12, đối với thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước thì: người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Trên đây là các hướng dẫn nhằm thực hiện thành công thủ tục đăng ký con nuôi trong nước.

Nếu cần hướng dẫn, tư vấn chi tiết cho trường hợp của mình, quý anh chị có thể đặt lịch để luật sư nghiên cứu hồ sơ và tư vấn trực tuyến, với giá phí: 2.000.000đ/ 1 giờ tại ĐÂY. Sau khi được tư vấn, anh chị có thể dễ dàng tự mình thực hiện hồ sơ.

Nếu quý anh chị không có thời gian hoặc e ngại thủ tục khó khăn, quý anh chị có thể yêu cầu đến hotline của Asoka Law để được báo phí đại diện hỗ trợ thực hiện hồ sơ trọn gói. Chi phí sẽ được Asoka Law báo dựa trên độ phức tạp, địa điểm thực hiện hồ sơ. Tuy nhiên các khách hàng đã sử dụng dịch vụ đăng ký nhận nuôi con nuôi đều nhận xét là: "Luật sư Asoka Law tận tâm, thực hiện hồ sơ thành công vượt mong đợi!".

Bài viết được nghiên cứu, đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn hành nghề của Luật sư Hãng Luật Asoka, vào ngày 20/6/2024.

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: