Trang tổng hợp tin tức mới nhất về đăng ký doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó là các hướng dẫn cho chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông, thành viên góp vốn của doanh nghiệp nước ngoài khi sinh sống, làm việc và lưu trú trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Ý nghĩa của việc hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Để biết được các tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, chúng ta cần nắm rõ thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì.
Như đã trình bày tại bài viết “Cách thức hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu nước ngoài ở Việt Nam” thì hợp pháp hóa lãnh sự chính là việc mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Vậy nên, ý nghĩa của việc hợp pháp hóa lãnh sự là việc xem liệu rằng, giấy tờ, tài liệu của nước ngoài đã được đóng dấu, ký tên bởi đúng người, đúng chức vụ và không bị giả mạo chứ không chứng thực nội dung bên trong của tài liệu, giấy tờ nước ngoài đó.
Và thủ tục được tiến hành như thế nào, mời bạn đọc tiến hành xem lại bài viết tư vấn nói trên nhằm nắm rõ quy trình, thủ tục cần thiết.
2. Các tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam?
Cũng chính từ định nghĩa về hợp pháp hóa lãnh sự, ta có thể nhận thấy các tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam đó chính là các tài liệu được ban hành bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài nhằm mục đích thực hiện các công việc, thủ tục tại Việt Nam. Có thể kể đến như giấy tờ, tài liệu của nước ngoài cấp, lập, xác nhận mà đương sự muốn sử dụng làm tài liệu, chứng cứ trong vụ, việc dân sự tại Tòa án Việt Nam, thì đương sự phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu đó theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
Ví dụ: Giấy đăng ký kết hôn, hộ chiếu, thẻ tạm trú, giấy khai sinh…
Do đó, nếu tài liệu nước ngoài cần được sử dụng cho thủ tục tại Việt Nam, nếu tài liệu đó không thuộc loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự thì cần được thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự trước khi trình cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
3. Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
3.1 Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc nguyên tắc có đi có lại
Hiện nay, có nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự mà Việt Nam và nước ngoài đều là thành viên có quy định về những loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Có thể kể đến đó là Hiệp định tương trợ tư pháp năm 1998, Hiệp định lãnh sự năm 1998 với Trung Quốc; Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự năm 2013 với Cam-pu-chia; Hiệp định tương trợ tư pháp năm 1988, Hiệp định lãnh sự năm 1978 với Liên bang Nga.
Tuy nhiên, các giấy tờ, tài liệu quy định tại các hiệp định tương trợ tư pháp chỉ được miễn hợp pháp hóa trong trường hợp dùng cho mục đích tương trợ tư pháp và được chuyển qua cơ quan trung ương có thẩm quyền hoặc do đương sự gửi trực tiếp đến Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài theo quy định trong từng hiệp định.
Hoặc có thể kể đến những giấy tờ, tài liệu mà Tòa án Việt Nam tống đạt cho đương sự cư trú ở nước ngoài hoặc để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu thập chứng cứ; kết quả tống đạt, thu thập chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam.
3.2 Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
Đây là những loại giấy tờ, tài liệu được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Ví dụ: Điều 434 và Điều 453 của BLTTDS năm 2015 không yêu cầu bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi gửi kèm theo đơn yêu cầu công nhận cho Tòa án Việt Nam; thay vào đó, đương sự chỉ cần gửi bản án, quyết định, phán quyết cùng văn bản dịch ra tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam là được Tòa án Việt Nam công nhận.
Hoặc có thể kể căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ cũng quy định: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 của Luật hộ tịch thì được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải được dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
Vậy nên, nếu bạn đang thực hiện đăng ký hộ tịch và sử dụng các tài liệu, giấy tờ được cấp bởi Trung Quốc, Lào, Campuchia thì các giấy tờ trên không cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam.
4. Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Asoka Law
Với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp pháp hóa lãnh sự, Asoka Law có thể tiến hành tư vấn liệu rằng tài liệu, giấy tờ của bạn có cần thiết phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hay không? Liệu rằng giấy tờ, hồ sơ của bạn có thuộc trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hay không?
Để từ đó, Asoka Law sẽ tiến hành thay mặt bạn làm việc với cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp bạn đạt được mục đích cuối cùng là sử dụng các tài liệu, giấy tờ của nước ngoài một cách sớm nhất có thể.
Vậy nên, hãy để Asoka Law tiến hành các công việc khó nhằn nhất bạn nhé, bạn chỉ cần thực hiện việc đơn giản đó chính là cho chúng tôi biết rằng bạn đang có mong muốn được hỗ trợ dịch vụ nói trên bằng cách liên hệ hotline 0961914328 hoặc email: support@asokalaw.vn.
Asoka Law luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự nói riêng và các thủ tục, vấn đề pháp lý nói chung khác.