Trang thông tin - Cập nhật những tin tức mới nhất từ Asoka Law về pháp lý dành cho doanh nghiệp Việt Nam.
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Bảo hiểm xã hội có thể được hiểu là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản hay do tai nạn lao động. Căn cứ để giải quyết các vấn đề, chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia đó chính là sổ Bảo hiểm xã hội.
2. Phân loại Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội ở nước ta được phân thành Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Và khi nhìn vào tên gọi, ta có thể biết được bản chất của hai loại Bảo hiểm này đó chính là hình thức Bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia hoặc được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp.
3. Những lợi ích khi tham gia Bảo hiểm xã hội
Những lợi ích cơ bản mà chúng ta có thể nhận thấy khi tham gia Bảo hiểm xã hội đó là không chỉ bản thân khi bị tai nạn lao động hoặc đau ốm mà kể cả khi con của chúng ta bị đau ốm, chúng ta vẫn sẽ được bù đắp một phần thu nhập thông qua Bảo hiểm xã hội, thậm chí sẽ được hưởng trợ cấp một lần ngoài việc hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế…
4. Thủ tục cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội
Chính những quyền lợi đó mà một trong những ác mộng lớn nhất có thể xảy ra là khi chúng ta thất lạc sổ Bảo hiểm xã hội, dẫn đến không thể căn cứ vào tình hình đóng Bảo hiểm xã hội của bản thân mà hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp.
Những trường hợp mà người tham gia Bảo hiểm xã hội được cấp lại sổ như sau:
Cấp lại sổ (bìa và tờ rời): khi bị mất sổ, hỏng sổ, gộp sổ…
Cấp lại bìa sổ khi sai lệch thông tin về giới tính hoặc quốc tích;
Cấp lại tờ rời sổ khi bị mất hoặc hỏng sổ.
Vậy nên, tùy vào từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ sẽ có sự khác nhau như cấp lại sổ do mất hoặc hỏng thì người tham gia cần chuẩn bị tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (theo Mẫu TK1-TS). Còn khi cấp lại sổ do sai lệch thông tin quốc tịch, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ, cần những hồ sơ có thể kể đến như Quyết định chứng minh địa điểm làm việc, chứng minh thư nhân dân, bảng kê thông tin cung cấp bởi đơn vị sử dụng lao động…
Người lao động có thể lựa chọn nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết sẽ dao động trong vòng 05 – 45 ngày làm việc tùy vào từng trường hợp kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
5. Tại sao nên sử dụng dịch vụ của Asoka nhằm giải quyết các vấn đề về Bảo hiểm xã hội
Mặc dù các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội nói chung và thủ tục cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội nói riêng có thể trông dễ dàng nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập cho người lao động và người sử dụng lao động như:
Người sử dụng lao động không đảm bảo đúng quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động;
Người lao động không biết phải soạn thảo đơn từ như thế nào cho thích hợp’
Người lao động không nắm rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Mất thời gian cũng như công sức của người lao động và người sử dụng lao động khi phải tìm hướng giải quyết cho vấn đề cũng như liên hệ các cơ quan chức năng;
Nhận thấy các vấn đề nêu trên, Asoka Law sẽ là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội và thực hiện các thủ tục cần thiết như cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội…
Trên đây là bài viết tư vấn về “Luật Bảo hiểm xã hội và thủ tục cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội” được thực hiện bởi Asoka Law.
Quý khách hàng muốn được hỗ trợ cho dịch vụ trên, vui lòng kết liên hệ hotline 0961914328 hoặc email: support@asokalaw.vn, để được tư vấn tốt nhất, chúng tôi – Asoka Law luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.