• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Đăng ký doanh nghiệp

Trang thông tin - Cập nhật những tin tức mới nhất từ Asoka Law về pháp lý dành cho doanh nghiệp Việt Nam.

Phải khai bao nhiêu vốn điều lệ khi thành lập công ty mới?

“Mở Công ty mới, có phải muốn khai bao nhiêu vốn điều lệ cũng được?” là vấn đề được mọi người quan tâm khi bắt đầu tiến hành kinh doanh. Thông qua bài viết này, Asoka Law sẽ giải đáp các quy định pháp luật xoay quanh vốn điều lệ của Doanh nghiệp.

 

Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản hoặc tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp.

Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vốn tối thiểu cần phải có để Doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn điều lệ không thấp hơn 20 tỷ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sức khỏe phải có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP, …

Từ hai điều trên có thể thấy rằng, pháp luật không quy định từng loại hình Doanh nghiệp phải góp vốn bao nhiêu mà tùy vào ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp có yêu cầu phải có một mức vốn tối thiểu để có thể hoạt động hay không.

Ý nghĩa của vốn điều lệ?

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ cũng chính là cơ sở cho việc xác định tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các chủ thể trong Doanh nghiệp. Từ đó, vốn điều lệ được xem là cơ sở xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ có liên quan của từng thành viên trong Doanh nghiệp.

Khai bao nhiêu vốn điều lệ là hợp lý?

Khai vốn điều lệ bao nhiêu là hợp lý cần xem xét các vấn đề sau:

Thứ nhất, mức vốn điều lệ tác động tới mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng. Nếu Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới hoặc bằng 10 tỷ đồng thì phải đóng 02 triệu đồng/năm, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì Doanh nghiệp phải đóng 03 triệu đồng/năm.

Thứ hai, vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp thì trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác.

Thứ ba, vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao thì trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ tạo sự tin tưởng với đối tác và khách hàng.

Vì vậy, cần cân nhắc định hướng phát triển, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính để đăng ký vốn điều lệ hợp lý.

Kê khai khống hoặc không góp đủ số vốn điều lệ thì chịu hậu quả gì?

Hành vi kê khai khống và không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký là các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020.

Luật này cũng quy định, thành viên của Công ty phải thực hiện việc góp vốn như đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu quá thời hạn trên mà thành viên không thể góp vốn như đã cam kết thì Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục giảm vốn và thành viên chưa góp hoặc góp không đúng như đã cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm như thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty,…

Nếu Doanh nghiệp không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Thông qua bài viết trên, Asoka Law khuyên các chủ Doanh nghiệp tương lai cần xem xét toàn diện để thực hiện kê khai vốn điều lệ một cách hợp lý nhất, dù pháp luật chỉ quy định đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới cần kê khai mức vốn điều lệ nhất định, còn các ngành nghề khác thì được phép kê khai tự do nhưng cần tránh việc kê khai quá mức dẫn đến không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết và bị cơ quan chức năng xử phát.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc góp vốn điều lệ hoặc các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Doanh nghiệp thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Asoka Law nhé!

 
Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: