• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Đăng ký doanh nghiệp

Trang thông tin - Cập nhật những tin tức mới nhất từ Asoka Law về pháp lý dành cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp 6 loại hình cơ bản

Asoka Law là công ty tin cậy, chuyên tư vấn miễn phí các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất, bên cạnh đó, chúng tôi sẽ luôn ở bên bạn, đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình hoạt động, giúp bạn tư vấn một cách an toàn nhất, đầy đủ nhất, tránh được những sai sót trong quá trình hoạt động doanh nghiệp

Do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng, khiến cho người Việt khởi nghiệp ngày càng nhiều. Thêm vào đó, thay vì đi làm thuê cho công ty khác, nhiều người tự mở công ty riêng của mình. Có thể là gây dựng một startup công nghệ hay một công ty về dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hoặc đơn giản là kinh doanh buôn bán một loại sản phẩm nào đó. 

Thủ tục để mở một công ty mới hiện nay cũng được đơn giản hoá hơn rất nhiều. Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối mạng internet trước mặt, bạn cũng có thể tìm hiểu được khá đầy đủ những thông tin liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều khiến bạn cảm thấy bối rối đó là làm sao để thực hiện những thủ tục này một cách đúng pháp luật, đúng thời hạn để công việc kinh doanh của bạn khởi đầu thuận lợi và không bị gián đoạn về sau.


9 tháng đầu năm 2019, có hơn 1,2 triệu doanh nghiệp mới thành lập

Nhiều khách hàng khi đến với Asoka Law cũng có những thắc mắc như: “Chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, hay Hộ kinh doanh? Ràng buộc về nghĩa vụ tài sản đối với mỗi loại hình như thế nào? Trách nhiệm hữu hạn, vô hạn là gì? Số vốn tối thiểu là bao nhiêu? Ai có thể là người đại diện theo pháp luật? Nếu hùn hạp vốn với người khác thì phân chia quyền lợi, trách nhiệm như thế nào để đảm bảo không thua thiệt? Sau khi thành lập, cần làm gì để đưa doanh nghiệp vào hoạt động? Thực hiện nghĩa vụ với thuế ra sao? Con dấu như thế nào mới hợp lệ?... Có rất nhiều câu hỏi mà bạn không thể tự giải đáp. Bạn có thể lật xem từng trang Luật doanh nghiệp hiện hành cùng các văn bản nghị định, thông tư. Nhưng, các hướng dẫn tương đối phức tạp, thường xuyên chỉnh sửa mới, gây tốn nhiều thời gian quý báu của các bạn.

Đừng lo lắng. Nếu bạn đang rối với các thủ tục thành lập công ty mới, Asoka Law ở đây để giúp bạn. Đội ngũ luật sư với hơn 11 năm kinh nghiệm cùng các chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ hết lòng hỗ trợ và tư vấn cho bạn. Chúng tôi cũng sẽ luôn ở bên bạn, đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn trong suốt quá trình hoạt động. Asoka Law cam kết luôn tư vấn những giải pháp an toàn, toàn diện giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những sai sót trong quá trình hoạt động.

Những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

1. Những thông tin, hướng dẫn cần chú ý khi thực hiện thủ tục.

2. Trình tự các bước thực hiện thủ tục.

3. Thành phần hồ sơ đầy đủ khi nộp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Lưu ý kỹ những ngành nghề cần vốn pháp định hay những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

5. Thời gian giải quyết và những yêu cầu, điều kiện để thực hiện được thủ tục thành lập doanh nghiệp.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. Công ty TNHH một thành viên

Bao gồm các giấy tờ cần chuẩn bị:

1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).

2. Dự thảo điều lệ công ty

3. Một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu công ty là quốc tịch Việt Nam như Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

6. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ theo quy định.

7. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


Phải chuẩn bị thật chu đáo để bước chân vào việc kinh doanh

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ bao gồm:

1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).

2. Danh sách thành viên công ty.

3. Dự thảo điều lệ công ty.

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật.

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

  • Nếu thành viên là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

7. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ theo quy định.

8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty Cổ phần

Nếu như bạn thành lập công ty cổ phần, hồ sơ cần có:

1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).

2. Dự thảo điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập.

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

  • Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

7. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ theo quy định.

8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty Hợp danh

Trường hợp công ty của bạn thuộc loại hình hợp danh:

1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký).

2. Dự thảo điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên hợp danh.

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật.

  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

  • Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

7. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ theo quy định.

8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


 Dựa vào nhu cầu của bản thân để lựa chọn loại hình thích hợp nhất

5. Doanh nghiệp tư nhân

Đối với công ty thuộc loại hình này, hồ sơ gồm có:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do chủ doanh nghiệp ký).

2. Một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân như Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có vốn pháp định.

4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ theo quy định.

6. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

6. Hộ kinh doanh cá thể

Đây là loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đơn giản nhất so với các loại hình bên trên. Gồm có:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh.

3. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.

4. Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Trên đây là những hướng dẫn của Asoka Law về các thủ tục thành lập doanh nghiệp căn cứ theo pháp luật Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, vui lòng để lại thông tin để Asoka Law liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. 

Hoặc gọi số hotline: 028 62 789 228 để được tư vấn trực tiếp.

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: