• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh sau khi được cấp văn bằng, chủ sở hữu có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác.

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định trong Luật SHTT cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ

Căn cứ theo Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thì:

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH:

1. Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh:

  1. Giấy tờ pháp lý của bên nhận quyền và bên chuyển quyền;
  2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả (các bên cần làm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định tại Điều 46 Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
  3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể:
  • Tờ khai (theo mẫu) phải được làm bằng tiếng Việt, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Tham khảo: Mẫu Tờ khai do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tại Phụ lục 1 Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL.

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Văn bản ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Văn bản ủy quyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; tên tác phẩm; phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả kèm bản sao tác phẩm đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác phẩm điện ảnh

Các nội dung chính yếu trong một hợp đồng chuyển nhượng bản quyền tác phẩm điện ảnh.

Lưu ý: Từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện nội dung tác phẩm cấp đổi có sự thay đổi so với nội dung đã được cấp;
  • Phát hiện tác phẩm có hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật; chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
  • Phát hiện tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;
  • Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ.

2. Phương thức nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh:

Nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính đến một trong ba địa chỉ sau:

  • Thành phố Hà Nội: Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả tại Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Thành phố Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác phẩm điện ảnh

Khách hàng có thể yêu cầu Asoka IP Law hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng bản quyền tác phẩm điện ảnh.

3. Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chuyển nhượng:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành thẩm định đơn:

  • Nếu đơn của bạn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định chấp nhận hợp lệ và yêu cầu bạn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.
  • Trong trường hợp hồ sơ của bạn chưa hợp lệ, Cục bản quyền  sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản và hướng dẫn cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.

Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định chấp nhận hợp lệ, người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được hoàn tất.

Bài viết liên quan: Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh mới nhất

TỔ CHỨC CÓ CHỨC NĂNG TƯ VẤN, CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢN QUYỀN

Asoka IP Law là một Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan, được ghi nhận bởi Cục Bản Quyền Tác Giả. 

Asoka IP Law sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, tác giả có nhu cầu đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo xác suất đăng ký thành công tối ưu nhất.

Chúng tôi đồng thời có đội ngũ luật sư hỗ trợ xuyên suốt đoàn làm phim, nhà tài trợ, nhà quay phim, nhà sản xuất, diễn viên, biên kịch, đạo diễn,... trong suốt quá trình thương thảo, đàm phán, soạn thảo hợp đồng đối với các bên liên quan. 

Bên cạnh đó, Asoka IP Law còn hỗ trợ nhà sản xuất phim theo dõi và đại diện xử lý các vi phạm bản quyền (nếu có) diễn ra trong suốt quá trình thực hiện phim, công chiếu, lưu diễn tại Việt Nam và quốc tế.

Để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian, người nộp đơn có dự định đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh có thể liên hệ đến Asoka Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.

Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Bài viết thực hiện bởi: Minh Hạnh.

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: