• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Bản quyền tác giả

Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.

Đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh mới nhất

Tác phẩm điện ảnh có thể là phim điện ảnh, phim truyền hình, video ca nhạc, clip ca nhạc, phim ngắn, phim hoạt hình,...

Tác phẩm điện ảnh là thành quả của sự sáng tạo, lao động trí óc, thời gian và tài chính của một tập thể rất nhiều người. Một tác phẩm điện ảnh có thể nhận được sự ủng hộ lớn và có tiếng tăm nên chắc hẳn chẳng ai muốn tác phẩm của mình bị sao chép hay bị sử dụng trái phép.

Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh không phải là một thủ tục bắt buộc để tác phẩm điện ảnh được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, đăng ký quyền tác giả sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức có được sử chủ động trong việc bảo hộ tác phẩm của mình, đảm bảo được quyền lợi của chính mình trước những hành vi xâm phạm bản quyền.

Đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh mới nhất

QUY ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

Tác phẩm điện ảnh được hiểu về mặt pháp lý như thế nào?

Khoản 2 Điều 4 Luật điện ảnh 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 định nghĩa về tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Luật điện ảnh 2022 hiện hành đã xóa bỏ định nghĩa của tác phẩm điện ảnh mà hợp nhất nó vào định nghĩa của phim tại Khoản 2 Điều 3, cụ thể:

“Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình”.

Tuy nhiên khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP vẫn đưa ra định nghĩa về tác phẩm điện ảnh rằng “Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.”

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

Theo Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định như sau:

- Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. 

Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.

- Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

ASOKA IP LAW HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CHO TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH:

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh:

- Tờ khai (theo mẫu) phải được làm bằng tiếng Việt, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Tham khảo: Mẫu Tờ khai do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tại Phụ lục 1 Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL.

- 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử);

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh tư cách của chủ sở hữu quyền tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu trên (trừ hai bản sao tác phẩm) đều phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh mới nhất

2. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh:

- Nộp trực tiếp;

- Dịch vụ bưu chính;

- Thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (nộp bản giấy tới Cục Bản quyền tác giả sau khi được xác nhận nộp hồ sơ thành công trên cổng DVC trực tuyến).

Có thể bạn quan tâm: các điểm mới trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ về quyền tác giả

3. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.

- Trong trường hợp được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ thì cá nhân, tổ chức có thời hạn tối đa 01 tháng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ trừ một số trường hợp do pháp luật quy định.

- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

4. Lệ phí đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh:

-  500.000 đồng/Giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả lần đầu (Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định).

Thủ tục đăng ký quyền tác giả vẫn có những vai trò nhất định trong việc bảo vệ toàn vẹn quyền tác giả, quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

5. Tổ chức tư vấn, dịch vụ có chức năng đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh:

Asoka IP Law là một Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan, được ghi nhận bởi Cục Bản Quyền Tác Giả. 

Asoka IP Law sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, tác giả có nhu cầu đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo xác suất đăng ký thành công tối ưu nhất.

Chúng tôi đồng thời có đội ngũ luật sư hỗ trợ xuyên suốt đoàn làm phim, nhà tài trợ, nhà quay phim, nhà sản xuất, diễn viên, biên kịch, đạo diễn,... trong suốt quá trình thương thảo, đàm phán, soạn thảo hợp đồng đối với các bên liên quan. 

Bên cạnh đó, Asoka Law còn hỗ trợ nhà sản xuất phim theo dõi và đại diện xử lý các vi phạm bản quyền (nếu có) diễn ra trong suốt quá trình thực hiện phim, công chiếu, lưu diễn tại Việt Nam và quốc tế.

Để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian, người nộp đơn có dự định đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm điện ảnh có thể liên hệ đến Asoka IP Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.

Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

 

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: