• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu công nghiệp

Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...

Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vì dụng ý xấu

Năm 2022, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã xử lý 1.456 đơn khiếu nại và đơn đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của sở hữu công nghiệp (tăng 29.5% so với năm 2021), trong đó có 1351 đơn về nhãn hiệu.

Bài viết dưới đây, Asoka Law sẽ phân tích trường hợp đăng ký nhãn hiệu với "dụng ý xấu", cách thức để chủ nhãn hiệu thực sự phản đối và yêu cầu huỷ bỏ các văn bằng hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.

1. Đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu

 

Các trường hợp huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng nhãn hiệu

Định nghĩa "Dụng ý xấu" theo từ điển Cambridge

Theo điểm a khoản 1 Điều 96 Luật SHTT hiện hành, “dụng ý xấu” (“bad faith”) là một trong những thuật ngữ pháp lý được bổ sung vào Luật SHTT sửa đổi năm 2022. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (“first-to-file”) để đầu cơ nhãn hiệu hoặc chiếm đoạt nhãn hiệu, đặc biệt là đối với những nhãn hiệu có uy tín.

Một nhãn hiệu có thể bị xem là đăng ký với “dụng ý xấu” khi:

  • Sao chép, bắt chước hoặc dịch nhãn hiệu nổi tiếng của một bên khác;
  • Đăng ký với dụng ý xấu đối với một nhãn hiệu đã được một bên khác sử dụng và có sức ảnh hưởng/danh tiếng nhất định;
  • Đăng ký nhãn hiệu vi phạm các quyền có trước của bên khác;
  • Tổ chức, cá nhân đại diện thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu tự ý nộp đơn đăng ký dưới tên riêng của mình.

Khi rơi vào trường hợp này, hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ toàn bộ.

 

2. Cách thức thực hiện yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

 

Huỷ bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vì có dụng ý xấu

Quét mã zalo để yêu cầu tư vấn về huỷ bỏ hiệu lực văn bằng do đăng ký với dụng ý xấu

Ai là chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:

Căn cứ vào khoản 4 Điều 96 Luật Sở Hữu Trí Tuệ:

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí, lệ phí. 

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được đăng ký với dụng ý xấu là suốt thời hạn bảo hộ.

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (TP. Hà Nội), Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ (TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh);
  • Trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
  • Thông qua dịch vụ bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

- Chứng cứ (nếu có);

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Mức phí và lệ phí yêu cầu cơ quan nhà nước hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:

- Lệ phí yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi đối tượng): 50.000 đồng;

- Phí đăng bạ Quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

- Phí công bố Quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

- Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 390.000 đồng.


Để thực hiện biện pháp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc nhãn hiệu đăng ký bảo hộ với dụng ý xấu, khách hàng có thể liên hệ đến Asoka IP - Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp trực thuộc Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam, mã đại diện: 256. 

Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Bài viết được cung cấp bởi Mỹ Tiên - Asoka IP

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: