Chuyên trang Asoka Law chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bản quyền, hướng dẫn cách đăng ký, chuyển nhượng, sửa đổi các hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế.
Ngày 16/6/2022, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.
Theo đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung 101 điều, trong đó có 13 điều chỉ sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật; bổ sung mới 14 điều; bãi bỏ 2 điều (Điều 5, Điều 215); đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật khác có liên quan (Luật Giá, Luật Hải quan, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công). Trong đó quyền tác giả đã có những thay đổi được đề cập, cụ thể như sau:
QUYỀN TÁC GIẢ
1. Thay đổi một số khái niệm
Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, đã thay đổi một số từ ngữ như::
- “Tác phẩm phái sinh” so với văn bản hiện hành, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
- “Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố” so với văn bản hiện hành, thay bổ sung cụm từ hình thức của bản sao là bất kỳ hình thức nào.
- “Sao chép” so với văn bản hiện hành, không còn quy định một hay nhiều bản sao, thay vào đó bổ sung quy định đối với việc tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm; không còn quy định cụ thể bao gồm hình thức điện tử.
- Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao. (Điểm mới).
- Biện pháp công nghệ bảo vệ quyền là biện pháp sử dụng bất kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với hành vi được thực hiện mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. (Điểm mới).
- Biện pháp công nghệ hữu hiệu là biện pháp công nghệ bảo vệ quyền mà chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa thông qua các ứng dụng kiểm soát truy cập, quy trình bảo vệ hoặc cơ chế kiểm soát sao chép. (Điểm mới).
- Thông tin quản lý quyền là thông tin xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan và các điều kiện khai thác, sử dụng; số hiệu, mã số thể hiện các thông tin nêu trên. Thông tin quản lý quyền phải gắn liền với bản sao hoặc xuất hiện đồng thời với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được truyền đến công chúng. (Điểm mới).
- Truyền đạt đến công chúng là việc truyền đến công chúng tác phẩm; âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn; âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện của âm thanh, hình ảnh được định hình trong bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện nào ngoài phát sóng. (Điểm mới).
2. Bổ sung nội dung về tác giả, đồng tác giả
Tại Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định tác giả, đồng tác giả như sau:
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. (So với Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quy định không còn quy định tác giả là người tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; không còn quy định rõ tác phẩm là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học). Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả. (So với hiện hành tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quy định đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học).
- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.
- Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác. (Điểm mới).
3. Bổ sung quyền nhân thân của tác giả
Tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định quyền nhân thân của tác giả như sau:
- Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. (Điểm mới).
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc. không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
4. Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
5. Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Đây là một trong những điểm mới nổi bật được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định chặt chẽ hơn về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca như sau:
Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Như vậy, kể từ ngày 01/3/2022 khi các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca thì không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Về hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả:
- Tờ khai (theo mẫu) phải được làm bằng tiếng Việt, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. So với tờ khai cũ, tờ khai mới có một số điểm bổ sung như sau:
+ Thời gian hoàn thành;
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có);
+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền, theo đó:
Đối với cá nhân |
01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. |
Đối với tổ chức |
01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập. |
Chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo |
Quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó. |
Chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo |
Hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi (phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực). |
Chủ sở hữu quyền do được thừa kế |
Văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực. |
Chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền |
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực. |
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả |
Văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan. |
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu trên (trừ hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan) đều phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
2. Về hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả: So với văn bản hiện hành, bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính.
3. Về thời hạn xử lý hồ sơ:
- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.
- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Đăng ký quyền tác giả không phải là một thủ tục bắt buộc để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký quyền tác giả vẫn có những vai trò nhất định trong việc bảo vệ toàn vẹn quyền tác giả, quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Xem toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022
Người nộp đơn có dự định đăng ký bảo hộ quyền tác giả vui lòng nhanh chóng liên hệ đến Asoka IP Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.
Thông tin liên hệ Asoka IP Law:
Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn