Trang tổng hợp tin tức mới nhất về các thủ tục hoặc các tranh chấp liên quan đến dân sự như hôn nhân và gia đình, thừa kế, nhận con nuôi,... do Hãng Luật Asoka Law tham gia xử lý hoặc phân tích dưới góc độ bình luận pháp lý.
Ngày nay, hiện tượng các cá nhân, tổ chức lợi dụng tình hình của thị trường hay sự thiếu hụt về cung cầu để kích giá, ép giá diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là những địa điểm du lịch, nơi hành hương, thăm viếng. Chính vì thế, Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP) ra đời quy định các mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:
Theo Điều 12 nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về hai hành vi: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; và Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, Nghị định 49/2016/NĐ-CP ra đời sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2013/NĐ-CP đã bãi bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo trên, và thay vào đó là hình phạt tiền với mức phạt là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hai hành vi trên.
Ngoài ra, Nghị định 49/2016/NĐ-CP cũng nâng mức tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng lên thành 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối khi tái phạm lại những hành vi vi phạm quy định như trên, đồng thời bổ sung thêm một hành vi đó là “Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.
Các điều khoản khác trong Điều 12 quy định về các mức phạt tăng nặng tương ứng với những hành vi mà những thương nhân có thể vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng cũng như của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 của Điều này.
Như vậy, khi các thương nhận sử dụng phương thức bán hàng với mức giá cao hơn giá niêm yết hoặc vi phạm quy định về công khai thông tin về giá cả, hay gọi một cách dân dã chính là hành vi “chặt chém” khách hàng. Các hành vi gian dối như vậy sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi và điển hình là sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra còn có các chế tài liên quan đến dân sự và hình sự cũng có thể được áp dụng khi các thương nhân vi phạm các quy định về dân sự và hình sự.