• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Giải quyết tranh chấp

Trang tổng hợp tin tức mới nhất về đăng ký nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.

3 bài học về của cải vợ chồng từ vụ ly hôn "nghìn tỉ"

Khi mà cuộc ly hôn thế kỷ của hai vợ chồng công ty cà phê Trung Nguyên đã đến hồi ngã ngũ, những người theo dõi vụ việc chắc hẳn cũng dấy lên những nghi ngại về cuộc sống vật chất của một cặp vợ chồng hợp pháp. Vậy từ vụ ly hôn này, chúng ta nên rút ra bài học đắt giá nào về của cải vợ chồng hậu ly hôn?

Khi mà cuộc ly hôn thế kỷ của hai vợ chồng công ty cà phê Trung Nguyên đã đến hồi ngã ngũ, trong đầu những người theo dõi vụ việc chắc hẳn cũng dấy lên những nghi ngại về cuộc sống vật chất của một cặp vợ chồng hợp pháp. Vậy làm sao để hậu ly hôn vợ chồng có thể giữ được những quyền lợi hợp pháp của mình và hạn chế được tổn thất trước tham vọng tiền bạc của đối phương? Sau đây là 3 bài học “đắt giá” từ vụ ly hôn “nghìn tỷ” do chính một luật sư kinh nghiệm hơn 10 năm về tranh tụng khuyến khích bạn tìm hiểu qua.

1. Của chồng công vợ, nhưng của công ty là của riêng

Trung Nguyên là một thương hiệu cà phê tại Việt Nam mà có thể vươn tầm thế giới. Tuy nhiên, cách quản trị kiểu “gia đình trị” dẫn đến thiệt hại lớn nhất sau ly hôn vợ chồng không phải là Anh Vũ hay chị Thảo (vì họ đã “nhiều tiền để làm gì”). Mà chính là Tập Đoàn Trung Nguyên.

Nếu bạn lập nghiệp với việc thành lập công ty, và vợ (chồng) bạn cũng nằm trong số cổ đông/ thành viên góp vốn, hãy xây dựng điều lệ thật kỹ. Hoặc tốt hơn hết, đồng thời lúc vợ (chồng) lúc còn êm đẹp, hãy ký trước “hợp đồng hôn nhân” để phân chia rõ ràng quyền lợi.

Mọi thứ đều bình yên cho đến khi hôn nhân tan vỡ.

2. Của qua qua giữ, của em em giữ (nên có dòng tài chính riêng)

Chị Thảo nói: “Từ lúc cưới nhau đến giờ, anh có đưa cho em giữ một đồng tài sản nào hay không?”. Anh Vũ phản pháo: “…tiền cô giữ hết, qua giao hết cho cô, lấy gì qua chuyển…”. Giờ anh Vũ phải trả lại tiền mặt cho chị Thảo đến hơn 1.200 tỷ đồng. Chắc hẳn giờ anh Vũ đã có kinh nghiệm trong việc “làm ra tiền nhưng phải biết giữ tiền” luôn rồi.

3. Nếu ly hôn kèm chia tài sản, hãy cố gắng… chia trong bước hòa giải, hoặc/và tự chia

Cái này khó. Nhưng người trong nghề đều hiểu rằng, pháp luật ưu tiên hai bên tranh chấp tự thỏa thuận. Hoặc có ra Tòa, Tòa cũng sẽ cố gắng hòa giải kiểu “dĩ hòa vi quý”. Nên nếu có thể – khi xảy ra tranh chấp, hai bên hãy ngồi xuống thỏa thuận sẽ tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Vâng, tổng án phí mà anh Vũ và chị Thảo phải nộp lên tới hơn 8 tỷ đồng. Quả là con số không những không nhỏ mà còn rất lớn.

Trên đây là những bài học sâu sắc về tài sản vợ chồng hậu ly hôn được luật sư của Asoka Law đúc rút từ vụ ly hôn tốn nhiều giấy mực của vợ chồng "vua cà phê". 

Nếu bạn cần tư vấn pháp lý, vui lòng liên hệ: 028 62 789 228.

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: