Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...
Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/8/2023. Các mẫu tờ khai trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
Theo đó, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đổi từ mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sang mẫu số 08 Phụ lục 1 của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP. Tại mẫu mới, tờ khai được bổ sung sửa đổi một số điểm để mang tính hoàn thiện hơn, cụ thể:
ĐỊA ĐIỂM NỘP ĐƠN
Nếu như trong mẫu tờ khai cũ, địa điểm nộp đơn phải là trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, Hà Nội) thì trong mẫu tờ khai mới, người nộp đơn còn có thể gửi đơn đến hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
HÌNH THỨC ĐƠN
Trừ trường hợp nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công, nếu người nộp đơn nộp đơn trực tiếp hoặc gửi đơn qua dịch vụ bưu chính thì đánh dấu vào mục “Bản giấy”.
LOẠI BỎ “NHÃN HIỆU LIÊN KẾT”
Ở phần “Loại nhãn hiệu đăng ký”, tờ khai đã loại bỏ lựa chọn “nhãn hiệu liên kết”. Điều này là để thống nhất với những thay đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã bỏ định nghĩa về nhãn hiệu liên kết.
BỔ SUNG “NHÃN HIỆU BA CHIỀU” VÀ “NHÃN HIỆU ÂM THANH”
Cũng trong phần “Loại nhãn hiệu đăng ký”, tờ khai đã bổ sung thêm lựa chọn “Nhãn hiệu ba chiều” và “Nhãn hiệu âm thanh”. Điều này nhằm nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Hiệp định TRIPs quy định rằng “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể dùng làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc hoặc tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải được xem là có chức năng nhãn hiệu”.
Trong thỏa thuận liên quan đến sở hữu trí tuệ, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có quy định: “Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh”.
Cần lưu ý:
THAY ĐỔI TỪ “CHỦ ĐƠN” THÀNH “NGƯỜI NỘP ĐƠN”
Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được gọi là “Người nộp đơn” thay vì “Chủ đơn” như trước đây. Điều này là để thống nhất với cách gọi của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
YÊU CẦU VỀ SỐ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Khác với mẫu tờ khai trước đó, mẫu tờ khai mới yêu cầu người nộp đơn là cá nhân phải điền số căn cước công dân khi đăng ký nhãn hiệu. Thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật và tra cứu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Bên cạnh đó còn có một số điểm mới như:
Như vậy, người nộp đơn sau ngày 23/8/2023 cần sử dụng mẫu mới này để đăng ký nhãn hiệu. Các mẫu tờ khai khác trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
Xem toàn văn Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ
Người nộp đơn có dự định đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ vui lòng nhanh chóng liên hệ đến Asoka IP Law để được tư vấn, đại diện nộp đơn.
Thông tin liên hệ Asoka IP Law:
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn