Trang tổng hợp tin tức mới nhất về pháp lý tổ chức sự kiện và truyền thông do Asoka Law thực hiện cố vấn pháp lý. Đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông sự kiện.
Cuộc thi Miss International Queen Vietnam (tên tiếng Việt do Ban Tổ Chức quy định: "Đại Sứ Hoàn Mỹ") là một cuộc thi nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo khán giả và báo giới. Điều tạo nên sức hút của cuộc thi nằm ở một phần ý nghĩa nhân văn mà cuộc thi mang lại cho những người chuyển giới. Trên trang fanpage của cuộc thi, Ban Tổ Chức cũng đã chia sẻ rất chân tình, rằng: "Đại Sứ Hoàn Mỹ là một chương trình đã thay đổi cuộc sống của rất nhiều bạn trong cộng đồng LGBTQ+, và hơn hết, người chuyển giới được mọi người đón nhận và hòa nhập với cuộc sống khi làm mọi ngành nghề có ích cho xã hội".
Tuy nhiên, vào ngày 8/4/2023, khi đêm chung kết diễn ra, cuộc thi đã bị Sở Văn Hoá và Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh "tuýt còi" vì tổ chức khi chưa được cấp phép. Trước các thông tin này, hãy cùng Asoka Law phân tích một số chế tài mà cuộc thi có khả năng bị xử phạt theo quy định pháp luật nhé.
1. Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Theo Điều 17 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thì:
"Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
...
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;"
Khi nhận được văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, hậu quả đầu tiên, chúng ta có thể thấy là: cuộc thi sẽ bị dừng biểu diễn khi phát hiện ra việc tổ chức mà chưa được chấp thuận cấp phép từ phía cơ quan Nhà Nước.
2. Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi.
Đối với cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm các điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hoặc danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghệ cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi danh hiệu giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi.
(Căn cứ pháp lý: Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn).
Trên đây là 02 hình thức phạt đối với việc tổ chức cuộc thi hoa hậu không xin phép. Ngoài ra, tuỳ theo tình trạng thực tế mà Cơ quan nhà nước có thể có các hình thức xử phạt bổ sung khác kèm theo như:
(Căn cứ pháp lý: Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo).
Dịch vụ pháp lý bạn có thể cần đến: Tư vấn trực tuyến với Luật sư giỏi nhất
Để tránh tổn thất về danh tiếng và thiệt hại về kinh tế khi tổ chức sự kiện truyền thông, sau đây là một số lời khuyên từ các Luật sư của Asoka Law:
"Tips" tránh rủi ro pháp lý trong tổ chức sự kiện truyền thông (trích từ chương trình đào tạo của Luật sư Asoka giảng cho doanh nghiệp truyền thông sự kiện).
Hoặc liên hệ ngay tới văn phòng của Asoka Law - Hãng Luật chuyên pháp lý sở hữu trí tuệ, truyền thông sự kiện để được hỗ trợ: